Ăn cùi dừa có tốt không, có tác dụng gì cho sức khỏe và làm đẹp?

17419

Ăn cùi dừa có tốt không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Để giải đáp những thông tin này mời bạn tham khảo nội dung dưới đây.

Theo đó, dừa là món ăn ưa thích của nhiều người bởi phần nước dừa uống ngon, mát và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi uống nước dừa xong nhiều người thích ăn cùi dừa bởi phần này giòn, nhai lâu bùi. Vì thế mà được nhiều người yêu thích.

Nhưng nếu ăn cùi dừa nhiều có tốt không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Hiểu rõ thắc mắc của mọi người, JAMJA’s Blog xin đưa ra một số thông tin dưới đây để bạn nắm được. Cùng tìm hiểu thêm thông tin để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sử dụng tốt nhất cho mình nhé!

Nước thơm ngon, cùi ngọt bùi

ăn cùi dừa có tốt không - nước dừa

Dừa được trồng rất nhiều ở Nam Trung Bộ, tất cả các phần của cây dừa đều có thể dùng được từ ẩm thực đến thủ công nghiệp. Trong đó riêng dùng trong ẩm thực, phổ biến nhất là phần cùi (cơm) dừa trắng và nước dừa. Nước dừa có chứa các vitamin, chất khoáng, chất chống oxi hóa,… rất tốt cho cơ thể, mùa hè nắng nóng hay bị tiêu chảy dùng một ít nước dừa sẽ rất tốt, có thể nói đây là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng.

Cùi dừa thơm giòn là phần cùi thịt của quả dừa già, có màu trắng và là phần ăn được của quả dừa. Trong cùi dừa có chứa dầu và nhiều proteine phong phú các chất có trong cùi dừa này rất có ích cho việc làm đẹp.

Công dụng tuyệt vời của trái dừa

Dừa là loại quả đa dụng nên mọi thứ trong quả dừa đều có thể tận dụng. Nước dừa được ví như “vàng ròng” vì đây không phải là một loại nước uống bình thường mà nước dừa còn giúp chữa một số bệnh và làm đẹp.

Phần nước dừa

  • Nước dừa bổ sung năng lượng cho cơ thể: Chính do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác mà nước dừa trở thành một thức uống bổ sung năng lượng tuyệt vời. Nước dừa có chứa ít đường, hàm lượng natri cũng ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng thành phần kali, canxi và chloride lịa chứa rất nhiều giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể một cách tối ưu.
  • Rất tốt cho tim mạch: Trong nước dừa có hàm lượng kali và axit lauric rất cao vì thế nước dừa có thể giúp điều hòa huyết áp cho người bệnh huyết áp cao. Đồng thời, loại nước này còn giúp làm tăng HDL (cholesterol tốt) vì thế nó có tác dụng rất tốt trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong nước dừa có chứa axit lauric khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin – một loại chất giúp kháng virus, kháng khuẩn, chống lại ký sinh trùng và các loại giun gây hại đến đường ruột.
  • Chống mất nước: Trong nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó giúp điều hòa dịch nội bộ đồng thời bổ sung thêm nước cho cơ thể. Nó đã được sử dụng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị các bệnh như: lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

ăn cùi dừa có tốt không - đẹp da

  • Trẻ hóa lèn da và giảm cân: Một cốc nước dừa mỗi ngày kết hợp cùng với nước khoáng có thể giúp làn da bổ sung nước, căng mịn và rạng rỡ hơn. Bằng cách đó cơ thể sẽ nhận thêm được nhiều chất lỏng và ngậm nước tối đa. Nước dừa tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nó lại có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể người bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Điều này giúp cho cơ thể điều hòa tốt lượng đường, kiểm soát được các cơn thèm ăn.

Ăn cùi dừa có tốt không?

Cùi dừa (cơm trắng) thường được mọi người dùng ăn kèm khi uống nước dừa hoặc nạo ra để ăn cùng với chè hay các món ăn khác. Vậy ngoài dùng để chế biến món ăn ra thì cùi dừa có tác dụng gì?

  • Chế biến quả dừa ở Việt Nam ban đầu thường chỉ là chế biến phần cơm dừa (phần cùi). Cùi dừa được dùng để vắt ra nước cốt dừa rồi ép ra dầu dừa, hoặc sấy khô thành cơm dừa khô chủ yếu để cung cấp chất béo thực vật cho con người.
  • Còn ngày nay cơm dừa (cùi dừa) còn được chế biến ra rất nhiều sản phẩm khác nhau như: bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, cơm dừa đông lạnh… hay dùng nước cốt được chiết xuất từ cơm dừa để làm chất béo cho nhiều thực phẩm khác như: kẹo dừa, mứt dừa, bánh phồng, bánh tráng, các món ăn địa phương,… Cùi dừa kho với thịt lợn là một trong các món ăn thường ngày trong mỗi bữa cơm của người Việt, không chỉ làm món ăn ngon mà nó có tác dụng thúc đầy quá trình trao đổi chất ở bà bầu. Bên cạnh đó, các món ăn được làm từ cơm dừa như: xôi, kem hay chè… còn được coi là rất giàu dinh dưỡng và thơm ngon. Những món ăn này giúp thai phụ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều, vì cùi dừa có nhiều chất béo nên nếu ăn nhiều sẽ làm mất cân bằng các chất.
  • Cùi dừa còn giúp trị gàu, đem lại mát tóc óng mượt: Gàu thường xuất hiện khi gia khô hay nhiều dầu do thời tiết nắng nóng gây ra nghẽn tắc lưu thông trên da đầu khiến cho mái tóc ngày càng xấu xí. Đừng lo, hãy nạo cùi dừa nhở ra sau đó chắt lấy nước rồi xoa đều lên tóc, ủ qua đêm rồi gội sạch với dậu gội, gàu sẽ giảm đi đáng kể đấy.

ăn cùi dừa có tốt không - làm đẹp

  • Chẳng kém gì dầu dừa, cùi dừa cũng giúp dưỡng da rất tốt mà cách làm lại rất đơn giản. Chỉ cần đắp các miếng cùi dừa lên mặt là đã có làn da mịn màng đáng mơ ước. Nhớ là chọn loại cùi tươi và rửa sạch mặt sau khi đắp nữa nhé.
  • Cùi dừa còn giúp chữa da cháy nắng và sạm đen, thật tuyệt vời phải không nào?  Nếu như vừa đi biển về, làn da bị sạm đi vì nắng thì cùi dừa sẽ là “cứu tinh” cho làn da bị cháy nắng đó. Có thể dùng cùi dừa non hoặc cùi già, nếu dùng cùi non thì da sẽ căng mịn hơn và đạt hiệu quả nhanh hơn.

Bổ dưỡng mà cũng dễ gây nguy hiểm

  • Mặc dù dầu thực vật nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo (1g chất béo cho 9 Kcalo) nhất. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axít béo no cao, khi vào cơ thể, sự chuyển hóa của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch. Vì vậy, không nên uống nhiều nước cốt dừa hay ăn quá nhiều cùi dừa. Bớt dùng nước cốt dừa có thể góp phần làm giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường type 2…

ăn cùi dừa có tốt không - béo phì

  • Nước dừa tuy rất tốt nhưng không phải ai cũng uống được và cùng không nên uống quá nhiều vì sẽ gây ra thừa chất làm rồi loạn các chất trong cơ thể.
  • Đặc biệt hơn những người bị bệnh huyết áp thấp, thấp khớp… không nên uống nước dừa, những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… cũng không nên dùng nước dừa; Nhất là với phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ.

Lời khuyên: Chế độ ăn hợp lý

  • Mỗi ngày chỉ nhên uống nước của một quả dừa, không nên uống nhiều.
  • Nếu dùng dầu dừa thì chỉ nên dùng khoảng 2 – 3 muỗng trong một ngày.
  • Chỉ nên dùng cùi dừa 1-2 lần/tuần, những người bị mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cùi dừa.

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc ăn cùi dừa có tốt không và cùi dừa có tác dụng gì để bạn sử dụng sao cho hợp lý nhất đảm bảo sức khỏe và có thể trau dồi thêm nhiều cách làm đẹp từ dừa mà không cần phải tốn kém quá nhiều tiền. Chúc các bạn thành công!

>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

Nguồn: jamja.vn/blog

4.1/5 - (12 votes)

Comments

comments