Bột nở làm từ gì? Tất tần tật những điều cần biết về bột nở

8465

Bột nở là nguyên liệu chắc hẳn không còn xa lạ gì với người nội trợ. Nhưng, bạn đã thật sự hiểu rõ về bột nở? Bột nở làm từ gì? Hay baking soda là bột nở? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Bột nở làm từ gì?

Bột nở baking powder - 1
Bột nở hay còn gọi là baking powder

Bột nở hay còn gọi là bột nổi có danh pháp là banking powder được dùng rất nhiều trong ngành thực phẩm. Bột nở làm từ gì? Thành phần chính của bột nở: ¼ là baking soda, một hoặc nhiều muối acid dạng bột khô và một phần tinh bột ngô.

Các loại muối acid có trong bột nở được chia làm 2 loại là muối acid phản ứng nhanh và muối acid phản ứng chậm. Hai loại acid này phát huy tác dụng ở trong những điều kiện khác nhau. Ở nhiệt độ phòng, muối acid phản ứng nhanh tác dụng với baking soda một cách nhanh chóng khi được trộn trong hỗn hợp ướt. Ở nhiệt độ cao (>50 độ C), muối acid phản ứng chậm mới phát huy tác dụng, nghĩa là nó cần có xúc tác nhiệt độ. Nhờ có tinh bột ngô mà bột nở có đặc điểm khô và tơi, không bị vón cục. Bột ngô cũng giúp chuẩn hóa khối lượng của bột nở để dễ dàng hơn khi đo lường để sử dụng.

Bột nở có phải là baking soda?

Rất nhiều người thắc mắc bột nở có phải là baking soda. Nghe qua cái tên baking powder (bột nở) và baking soda đã rất dễ nhầm lẫn. Cả baking powder và baking soda đều là hóa chất được dùng để làm phụ gia thực phẩm. Trong một số trường hợp, có thể dùng baking soda để thay thế cho baking power, nhưng rất hạn chế vì trong baking powder có chứa nhiều acid hơn.

Tuy nhiên, bạn nhớ nhé, bột nở KHÔNG phải là baking soda. Baking soda chỉ chiếm ¼ thành phần bột nở, ngoài baking soda, bột nở còn chứa một số acid và tinh bột ngô như đã phân tích ở trên.

Bột nở baking powder - 2
Bột nở baking powder khác với baking soda

Baking soda là tên gọi của hợp chất natri hidrocacbonat NaHCO3, là một trong 3 phụ gia thực phẩm thuộc nhóm INS500. Trong nấu ăn, baking soda có tác dụng tạo xốp các loại bánh, ngâm cùng với đậu để rút ngắn thời gian khi nấu, làm mềm các món thịt hầm…Trong y tế, nó lại được dùng để chữa đau dạ dày, loại bỏ mảng bám trên răng hay làm nước súc miệng…Và rất nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống.

Công dụng của bột nở

Bột nở là thứ nguyên liệu được dùng rất phổ biến trong việc chế biến thực phẩm, nhất là làm bánh.

Bột nở baking powder - 3
Bột nở được sử dụng nhiều để làm bánh

Bột nở được phân làm 2 loại: double acting (loại bột nở chứa cả 2 loại acid phản ứng nhanh và chậm), single acting (loại bột nở chứa 1 trong 2 loại acid), 2 loại này có mang lại hiệu quả sử dụng khác nhau. Ví dụ như trong việc làm bánh, người ta thường dùng double acting, bởi loại bột này sẽ tạo ra phản ứng kép, tác động đến bột qua 2 giai đoạn, nghĩa là bột nở 2 lần: khi bột nguội và khi bột được làm nóng ở trong lò nướng. Trong làm bánh, đây chính là nguyên liệu không thể thiếu bởi nó giúp tạo độ giòn cho bánh và giúp bột làm bánh nở ra. Double acting được bán nhiều ở ngoài thị trường bán lẻ. Còn single acting thì chủ yếu được dùng trong các ngành công nghiệp nên rất khó để mua được.

Bột nở cũng được sử dụng để làm đẹp tương tự như baking soda. Tuy nhiên, trong bột nở có chứa lượng acid nhiều hơn trong baking soda. Chính vì vậy, baking soda được sử dụng để làm đẹp nhiều hơn baking powder. Hơn nữa, giá thành của baking soda cũng rẻ hơn.

Mua bột nở baking powder ở đâu?

Hiện nay, bột nở được đóng hộp và bán ngoài thị trường với tên baking power bởi đây là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ chứ ở Việt Nam không sản xuất. Chính vì vậy, muốn mua được bột nở đúng chuẩn không phải dễ dàng. Có nhiều nơi bột nở được bán theo từng túi nhỏ, tuy nhiên hãy lưu ý rằng, bột nở chỉ có tác dụng tốt nhất từ 3-6 tháng mà thôi.

Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng bạn nhé. Bạn có thể đến những cửa hàng chuyên bán đồ làm bánh, bạn có thể sẽ mua được baking power. Hãy tìm mua ở cửa hàng uy tín để đảm bảo bột nở bạn mua được là bột nở có xuất xứ rõ ràng, là loại bột nở nguyên chất, không chứa tạp chất để nó phát huy đúng tác dụng. Bạn có thể mua baking powder có thương hiệu Calcumet, Argo, Royal đều là những thương hiệu nổi tiếng. Giá của baking powder khoảng 50.000VNĐ/100g.

Bột nở baking powder - 4
Baking powder Royal

Mua baking soda thì dễ hơn và giá thành của nó cũng rẻ hơn baking power. Baking soda được khai thác khá dễ và nó cũng rất nổi tiếng vì công dụng hỗ trợ làm trắng răng, do đó nó được bán khá nhiều ở các hiệu thuốc. Giá của baking soda khoảng 25.000 VNĐ/hộp 100g.

Cách bảo quản bột nở

Để bảo quản bột nở, bạn cần bảo quản ở trong hộp kín, để chúng ở nơi khô ráo, tránh không để gần nơi có nhiệt độ cao như bếp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Bạn cũng không nên cất chúng trong tủ lạnh vì khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh, sẽ có hơi nước ngưng tụ và làm giảm đi hiệu quả sử dụng của bột nở.

Hạn sử dụng của bột nở chỉ từ 3 tháng đến 6 tháng. Chính vì vậy, hãy nhớ kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua cũng như sử dụng. Nếu thấy quá hạn, hãy bỏ đi ngay lập tức. Khi bạn thấy bột nở bị vón cục thì đó là bột nở sắp không dùng được nữa.

Bài viết này của JAMJA’s BLOG đã mang lại cho bạn rất nhiều thông tin thú vị xung quanh bột bở baking power. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn có thể giải quyết mọi thắc mắc về loại bột này và có thể sử dụng một cách hiệu quả.

>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

4.4/5 - (5 votes)

Comments

comments