35 Loại bánh làm từ bột gạo thơm ngon đậm vị quê hương

7037

Bánh làm từ bột gạo với nhiều biến tấu, hương vị khác nhau để chiều lòng vị giác người dùng. Cùng tìm hiểu ngay công thức chế biến dưới đây nhé!

Bánh rán, bánh ngọt, bánh nếp… là những loại bánh được làm từ bột gạo với hương vị thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, còn vô vàn món ăn khác nhau mang đến cho bạn nhiều lựa chọn về các món ăn hấp dẫn, chiều lòng vị giác.

Hầu hết các món ăn này đều dễ chế biến và có thể tự làm ngay tại nhà. Đặc biệt, những dịp cuối tuần cả gia đình quây quần bên nhau, tự làm nên các loại bánh này để thưởng thức. Đây sẽ là hoạt động lý thú và kỷ niệm vui mà bạn nên có.

Nhưng mà bạn đã biết cách làm những loại bánh từ bột gạo hay chưa? Loại bánh nào thơm ngon, phù hợp với gia đình bạn? Nếu muốn trổ tài nữ công gia chánh, hay muốn tìm loại bánh cả gia đình bên nhau để cùng thực hiện có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của Jamja’s Blog.

Chắc chắn, công thức 35 loại bánh này sẽ giúp bạn có được món bánh ngon, chiều lòng gia đình mỗi dịp cuối tuần.

Bánh dẻo đón tết Trung Thu

Bánh dẻo đón tết Trung Thu

Bánh dẻo là một trong hai loại bánh đặc trưng của người Việt nam mỗi dịp Trung thu tới, bên cạnh bánh nướng. Làm bánh dẻo thì không cần đến lò nướng, chính vì vậy rất thuận tiện cho những ai muốn trải nghiệm thử làm bánh trung thu tại nhà.

Bánh dẻo đón tết Trung Thu 1

Phần bột làm bánh sẽ được làm bằng bột gạo, trộn cùng nước và đường, thêm một số nguyên liệu khác. Khi ăn vỏ bánh dẻo mềm, đượm vị ngọt của đường, vị thơm của nhân bánh rất ngon. Phần nhan bánh là sự sáng tạo tuyệt vời từ bạn, bạn có thể làm nhân đậu xanh, hay nhân thịt mặn,… mỗi loại nhân sẽ tạo nên hương vị khác nhau nhưng tựu chung lại chính là hương vị quen thuộc của ngày tết Trung Thu mà bất kì đứa trẻ nào cũng đều mong chờ.

Bánh giầy đậu xanh

Bánh giầy đậu xanh

Bánh giầy là món ăn truyền thống của người dân Việt, món bánh này là hình tượng đời thực gắn liền với sự tích “Bánh trưng, bánh dày” và trải qua bao nhiêu thăng trần cùng chiều dài lịch sử, món bánh này vẫn luôn được biết bao người dân Việt yêu thích.

Bánh giầy đậu xanh 1

Bánh giầy luôn gắn liền với đỗ xanh và bột gạo, thiếu một trong hai loại sẽ không còn gọi là bánh dày nữa. Cùng với bánh trưng, bánh giầy được coi là một phần của trời đất. Bánh tròn, màu trắng được ông cha coi như là hình tượng đặc trưng cho bầu trời. Ngày nay bánh giầy được làm ra nhiều hình dáng khác nhau theo từng vùng miền nhưng nếu nói về nguyên liệu thì những nguyên liệu được coi là tinh túy của trời đất vẫn không thể thiếu như gạo, đỗ,…

Bánh đúc

Bánh đúc

Bánh đúc là món ăn dân dã của mọi người dân ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Bánh đúc thường được làm bằng bột gạo hoặc bột năng, khi ăn có cảm giác giòn, mềm, man mát, dễ nuốt, dễ no lại rất dễ tiêu. Bánh đúc từ lâu đã trở thành thứ quà quê không thể thiếu với mỗi người con từ nơi xa đến, cách làm lại đơn giản, giá thành rẻ nên dù đi bất cứ đâu bạn cũng đều dễ dàng bắt gặp thứ bánh ngon đến lạ lùng này.

Bánh đúc 1

Có lẽ bánh đúc là loại bánh đặc biệt nhất, lạ lùng nhất khi có thể ăn cùng với tất cả mọi thứ. Bánh đúc chấm tương chính là món ăn điển hình của nhiều vùng quê từ xưa đến nay. Ngoài ra bánh đúc còn ăn được với hoa quả, thịt kho, cánh riêu, mắm tôm, mật ong,… bất kì nguyên liệu nào cũng không làm khó được loại bánh kì diệu này. Cũng có lẽ chính vì thế mà dù dễ làm, dễ tìm nhưng bánh đúc vẫn không bao giờ mất đi vị thế của mình trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Bột chiên nghe lạ mà quen

Bột chiên nghe lạ mà quen

Bột chiên hay còn gọi là bánh bột chiên có nguồn gốc từ Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam và ngay nay đã trở thành một món ăn truyền thống trong danh sách món ăn Việt. Bánh bột chiên không chỉ là thứ quà ăn chơi được bày bán nhiều ở Sài Gòn mà món ăn này còn được nhiều gia đình chế biến làm món ăn trưa hay ăn tối.

Bột chiên nghe lạ mà quen 1

Bánh bột chiên được làm từ nhiều loại bột khác nhau, tùy theo từng công thức chế biến mà sẽ có những hương vị riêng. Bánh bột chiên khi ăn giòn giòn, ngậy ngậy, khi ăn chấm tương ớt hoặc xì dầu rất ngon.

Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng

Thêm một loại bánh nữa được làm từ bột gạo. Bánh tráng nước được nhiều bạn trẻ ở Sài Gòn đặc biệt yêu thích, ví như đặc sản Sài Gòn vậy. Nhiều người còn trêu nhau nếu vô Sài Gòn mà không đi ăn bánh tráng nướng thì thật uổng phí. Bánh tráng nước lúc đầu mềm, mỏng khi nướng lên sẽ trở nên giòn và dễ vỡ.

Bánh tráng nướng 1

Người ta thường làm bánh tráng nướng với các nguyên liệu như trứng dàn trên bề mặt, cho thêm xúc xích, bò khô cùng ít hành hoa nướng giòn lên ăn cùng sốt me hay tương ớt. Ngoài ra bánh tráng nướng không còn được dùng để ăn chung với nhiều món ăn khác như bánh canh, mì quảng,… món bánh tráng này được người bắc gọi là bánh đa nướng vừng.

Bánh khọt

Bánh khọt

Bánh khọt là đặc sản của Vũng Tàu, thành phố dễ thương, dễ mến. Bánh khọt được người dân nơi đây chế biến khá đặc biệt, cũng là dùng bột gạo làm ra nhưng bánh lại được chien lên ăn kèm với rau sống. Bên trong có thêm nhân tôm cùng hành hoa. Bánh chấm cùng nước mắm pha ngọt, có một số nơi sẽ dùng mắm tôm để chấm. Nếu có dịp qua Vũng Tàu nhất định bạn phải thử món bánh này một lần để cảm nhận được hương vị miền Tây sông nước.

Bánh Cóng Sóc Trăng

Bánh Cóng Sóc Trăng

Bánh cóng hay còn được gọi là bánh cống, là món ăn dân dã của người dân Sóc Trăng. Món bánh này còn được coi là đặc sản của người Khmer Nam Bộ. Khác với các loại bánh bình thường khác, bánh cóng co có vị bùi bùi của đỗ xanh, vị ngọt của nhân tôm thịt cùng mùi thơm quyến rũ từ hành mỡ.

Bánh Cóng Sóc Trăng 1

Sở dĩ bánh có tên như vậy là bởi bột bánh được cho vào một chiếc cóng nhỏ, cho các loại nhân vào bên trong rồi đem chiên cả cóng lên. Khi ăn bánh có mùi thơm của mỡ hành, cắn giòn tan trong miệng. Chấm cùng nước mắm pha chua ngọt, ăn kèm chút rau sống tươi thật tuyệt không còn gì bằng.

Bánh xèo

Bánh xèo

Bánh xèo có nguồn gốc chính là ở Nhật Bản và Triều Tiên, khi du nhập vào Việt Nam thì loại bánh này được người dân biến tấu đi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Bánh xèo vốn nổi tiếng ở các tỉnh miền Nam đặc biệt là bánh xèo Đà Nẵng. Bánh được làm bằng bột gạo, thứ bột mà bất kì con dân Việt nào cũng đều tin tưởng rằng đó là từ hạt ngọc trời làm ra.

Bánh xèo 1

Bên trong nhân bánh sẽ có thêm thịt heo, giá đỗ, tôm,… bánh sẽ được chiên vàng lên, vỏ bánh mỏng giòn cuộn với bánh đa và rau sống chấm cùng nước nắm tỏi ớt đảm bảo bao nhiêu cũng hết veo. Bí quyết để làm ra một chiếc bánh xèo ngon chuẩn vị chính là phần bột bánh phải thật sánh, chiên lên vỏ bánh cũng phải thật mỏng thì ăn mới chuẩn là bánh xèo.

Xem thêm:

Bánh bèo

Bánh bèo

Bánh bèo là đặc sản miền Trung đặc biệt nổi tiếng nhất là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo làm bằng bột gạo nên có màu trắng được đúc ở trong bát, phần nhân sẽ không để ở bên trong bánh mà sẽ được rắc lên trên bề mặt bánh. Nhân thường là thịt tôm xay nhuyễn, ăn cùng với mắm pha đổ trực tiếp vào chứ không để chấm, thêm chút đậu rang giã nhỏ nữa mới chuẩn vị bánh bèo.

Bánh bèo 1

Bánh bèo Quảng Nam khác với bánh bèo Huế ở chỗ bánh mỏng hơn, nhân bánh là nhân thịt heo xay cùng thịt tôm, hẹ, ăn cùng hành mỡ phi thơm. Còn bánh bèo Huế thì dày hơn, nhân là bột tôm khô xay nhuyễn rắc lên bề mặt. Mỗi vùng sẽ có một hương vị riêng nhưng cái vị mềm mềm, béo ngậy khi ăn của bánh bèo thì không thể lẫn đi đâu được.

Bánh nậm

Bánh nậm

Giống như bánh bèo hay bánh bột lọc, bánh nậm cũng được làm bằng bột gạo, gói lá chuối bên ngoài và hấp cho chín. Bánh nậm thường được dùng làm loại bánh chay với nhân bằng đậu xanh xay nhuyễn. Ngoài ra bánh nậm nhân thịt cóc cũng được nhiều bà mẹ ưu ái chế biến cho con mình bởi bánh nậm nhân thịt cóc rất tối cho trẻ còi xương, chậm lớn. Bánh nậm ăn cũng ngon không kèm các món bánh đặc sản khác của Huế đâu.

Bánh cuốn

Bánh cuốn

Bánh cuốn mỏng, mềm ăn cùng mọc nhĩ, hành phi chấm mắm đường ngon quên lối. Bánh cuốn là loại bánh mềm, được tráng nóng bằng cối có bọc vải màn căng bên trên. Khi chín người ra sẽ lấy bánh ra, cuộn với nhân mọc nhĩ, nhân thịt hay nhân tôm,… và ăn cùng nước mắm.

Bánh cuốn 1

Bánh cuốn có thể nói là loại bánh đặc sản của mọi vùng miền, đi đến đâu ta cũng đều bắt gặp loại bánh thơm ngon này, mỗi vùng lại có một cách chế biến khác nhau như bánh cuốn làng Kênh Nam Định dùng gạo mộc tuyền xay ra thành bột, ăn cùng nhân mọc nhĩ xào mỡ và hành phi, bánh cuốn Lạng Sơn thì có phần khác một chút khi dùng trứng và thịt nạc băm cuộn làm nhân,… Bánh cuốn Hải Phòng thì lại tạo ra điểm khác biệt ở nước chấm khi dùng nước ninh xương pha cùng nước mắm Cát Hải thơm nồng nàn.

Bánh bánh canh bột gạo

Bánh bánh canh bột gạo

Bánh canh bột gạo nổi tiếng nhất là ở Huế. Bánh canh được kéo thành sợi gần giống với sợi mì nhưng to hơn. Khi ăn có cảm giác dai dai, giòn giòn mà lại mềm mềm nữa. Bánh được ăn kèm với nước lèo hầm xương, thêm chút tôm và các loại rau vào ngoài ra bánh canh còn ăn được cùng với cá, chả hay các loại giò heo, giò tôm, giò thịt.

Bánh căn

Bánh căn

Bánh căn là đặc sản ở các vùng Nam Trung Bộ, cụ thể là ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Bánh căn gần giống với bánh khọt của Nam Bộ nhưng có một điểm khác chính là nếu bánh khọt được làm bằng bột gạo và đem chiên lên ăn cùng hành mỡ thì với bánh căn cũng được làm bằng bột gạo nhưng sẽ đem đi nướng.

Bánh căn 1

Bánh căn thường được làm bằng khuôn đúc từ đất xét, không ăn cùng rau lá sống mà chỉ ăn với xoài bào sợi, hành tây thái sợi và dưa chuột thái lát. Nước chấm bánh căn có thể là nước mắm pha tỏi ớt hay nước kho cá.

Bánh bò hấp

Bánh bò hấp

Bánh bò hấp có nguồn gốc từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam. Bánh bò có hình tròn, được làm từ bột gạo, đường, nước, bột men. Bánh có vị hơi chua, vỏ mềm dẻo thơm mùi nước cốt dừa. Bánh bò hấp thường có màu trắng, nếu có màu khác sẽ là do màu vàng của đường thốt nôt, màu xanh của lá dứa, màu hồng tím của lá cẩm.

Bánh bò hấp 1

Đôi khi bán được làm thành từng tảng rồi cắt ra thành hình tam giác hay hình chữ nhật to. Bánh bò có thể dùng ăn riêng hay ăn kèm với nước cốt dừa rắc muối mè, thậm chí nhiều nơi còn kẹp ăn kèm với bánh tiêu.

Bánh chuối nướng

Bánh chuối nướng

Chắc chắn bạn đã nghe nhiều đến bánh chuối chiên hay bánh chuối hấp nhưng bánh chuối nướng thì có vẻ khá mới lạ. Bán chuối nướng có cách làm khá cầu kì, bánh được trộn cùng các nguyên liệu như nước cốt dừa, dường, vani, bột,… nén chung lại rồi cho vào khuôn đem nướng vàng lên. Khi ăn bánh có vị ngọt thơm của chuối, bùi bùi của dừa, là món ăn chơi ngọt thơm vào mùa hè.

Bánh chuối hấp nước cốt dừa

Bánh chuối hấp nước cốt dừa

Chuối và nước cốt dừa là sự kết hợp hoàn hảo. Vị ngậy của nước cốt dừa quyện cùng vị thơm bùi bùi của chuối tạo nên món bánh chuối hấp nước cốt dừa thơm ngon giải nhiệt mùa hè. Cách làm bánh chuối hấp nước cốt dừa cũng đơn giản lắm, chỉ cần ít bộ năng, nước cốt dừa, chuối chín, đường, và chút vani trộn đều lên cho vào xửng hấp cách thủy là đã có ngay món bánh chuối hấp thơm ngon rồi.

Bánh khoai mì nướng

Bánh khoai mì nướng

Khoai mì hay còn gọi là củ sắn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng, không đùng dể luộc ăn mà ngày nay người ta còn dùng đó làm nguyên liệu để làm bánh. Cách làm đơn giản lắm, nguyên liệu cũng chỉ có củ khoai mì, nước cốt dừa, đường, vani là đã có thể chế biến ra một chiếc bánh khoai mì thơm ngon nhâm nhi mỗi lúc đói rồi.

Bánh da lợn

Bánh da lợn

Phải nói Nam Bộ là thủ phủ của các loại bánh. Bánh da lợn là đặc sản của người dân Nam bộ, được làm từ đường trắng, nước cốt dừa, bột năng, lá dứa,… Nhân bánh có thể là đậu xanh hay khoai lang xay nhuyễn nên khi ăn có vị bùi bùi rất thơm. Một số người thợ khéo tay còn xay thêm cả sầu riêng để cho vào nhân bánh tạo nên hương vị bánh da lợn tuyệt vời. Bánh được làm thành thảng to cắt nhỏ hoặc đúc vào khuôn xinh xắn để trong ngăn mát tủ lạnh.

Bánh ít tro

Bánh ít tro

Đã vào miền Nam mà không ăn bánh ít thì không còn gọi là vào Nam nữa. Bánh ít là đặc sản của người dân Nam Bộ, dược làm bằng bột nếp, nhân bánh là nhân thịt mặn được gói trong lá chuối và đem hấp chín. Tùy từng nơi mà bánh sẽ được gói theo từng hình thù khác nhau như ở miền Nam thì bánh sẽ có hình tam giác, còn miền trung bánh lại được gói theo hình trụ dài.

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định. Dù nhiều nơi làm được nhưng chỉ có ăn bánh ít lá gai ở Tuy Phước Bình Định mới có thể cảm nhận được hết cái hương vị thơm ngon của loại bánh này. Bánh ít lá gai khi làm trộn bột nếp với bột lá gai, nhân bánh là nhân dừa đậu xanh. Bánh khi nặn có màu xanh nhưng được hấp chín lại chuyển màu đen. Ăn với vừng rang thơm rắc lên trên bề mặt ngon không gì bằng.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là món ăn tráng miệng, món bánh ăn chơi của người dân Nam Bộ. Gọi là bánh tằm bỏi hình dáng của bánh giống như những con tằm dài lại được phủ thêm một lớp bụi dừa xung quanh. Bánh ăn có cảm giác hơi dai, có mùi thơm của dừa và đường, bánh ăn ngon nhất là cùng với mè rang thơm.

Bánh ít nhân đậu, dừa

Bánh ít nhân đậu, dừa

Thêm món bánh ít nữa cho bạn tham khảo. Bánh ít nhân đậu dừa cũng dùng các nguyên liệu là bột nếp, nước cốt dừa, đường,… Nhân bánh được làm bằng đậu xanh hấp chín xay nhuyễn trộn cùng cùi dừa bào sợi cắt nhỏ. Bánh có mùi thơm mát của dừa vì thế mà trẻ con đặc biệt rất thích ăn loại bánh này. Bánh ít nhân đậu dừa không thể thiếu trong mỗi gia đinh miền Nam.

Bánh ít trần

Bánh ít trần

Bánh ít trần là món bánh quen thuộc của người dân miền Trung, thoạt nhìn bánh có nét giống với bánh nếp của Miền Bắc. Nhân bánh có phần khá lạ khi có cả đậu xanh cùng thịt lợn lạc xao cùng mộc nhĩ bọc bên trong lớp bột nếp mềm dẻo. Người miền Trung thường thích ăn cay vì thế khi ăn bánh thường sẽ có một bát nước chấm đậm vị ớt chấm ăn cùng bánh nhưng phải thế thì mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, độc đáo của loại bánh này.

Bánh lá dừa

Bánh lá dừa

Bánh lá dừa thường được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon của nước cốt dừa, mùi lá dừa bùi bùi kích thích vị giác. Cách làm bánh lá dứa tuy cần nhiều thời gian nhưng sản phẩm thu được thì thật đáng công sức. Bánh lá dừa sẽ được hấp cách thủy cho đến chín, nhân bánh sẽ là nhân đậu xanh dừa ăn cảm giác giống như bánh cốm Hà Nội vậy.

Bánh cam lúc lắc

Bánh cam lúc lắc

Bánh cam lúc lắc có hình dáng giống như bánh rán nhưng phần vỏ bên ngoài sẽ cứng hơn chút, tác rời với nhân đậu xanh bên trong. Điểm đặc biệt của loại bánh này là xung quanh bánh sẽ được bao phủ một lớp vừng rang kín, bánh sẽ được chiên lên đến khi vàng, ăn giống như mùi vị của bánh rán truyền thống.

Xem thêm:

Bánh cam bọc đường

Bánh cam bọc đường

Món bánh cam bọc đường này giống với món bánh cam lúc lắc, có một điểm khác chính là bánh cam lúc lắc được bao phủ một lớp vừng rang bên ngoài thì bánh cam bọc đường sẽ được bao phủ lớp đường cháy vàng. Bánh cũng được chiên vàng lên, sau khi chiên thì sẽ xao qua với đường cho đến kho vỏ bánh bám đều đường là được. Bánh khi nguội lớp đường bên ngoài sẽ khô theo, ăn giòn giòn, ngọt ngọt rất thích.

Bánh đúc miền Nam

Bánh đúc miền Nam

Bánh đúc miền Nam sẽ là bánh đúc mặn. Bánh được ăn với phần nhân rời gồm thịt, tôm, rau củ xào mặn với nhau rắc lên trên bề mặt bánh đúc. Nhiều người dân miền Nam thường dùng loại bánh này làm món ăn chơi, thậm chí là dùng làm món để ăn sáng, san trưa hay ăn tối.

Bánh tiêu

bánh tiêu

Bánh tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa, là loại bánh ngọt rất được yêu thích ở đất nước này. Bánh tiêu du nhập vào Việt Nam cũng được nhiều thực khách yêu mến không kém. Bánh được làm bằng bột mì, đường,… chiên vàng qua dầu, người mua sẽ đứng đợi lấy luôn, thời gian đợi cũng không lâu chỉ mất khoảng vài phút là bạn đã có thể thưởng thức món bánh tiêu độc đáo này rồi.

Bánh thuẫn

bánh thuẫn

Bánh thuẫn có hình dạng giống như lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín. Đặc biệt là nguyên liệu chính làm ra món bánh này cũng chính là lòng đỏ trứng gà trộn cùng các nguyên liệu khác. Bánh thuẫn sẽ được nướng lên trong khuôn nhỏ, mỗi khuôn có thể nướng được 5 chiếc, bánh chính người ta sẽ lấy một que nhỏ gẩy bánh ra đĩa với động tác cực kì nhanh.

Bánh đúc xứ Nghệ

bánh đúc xứ nghệ

Món bánh đúc này được người dân Nghệ An chế biến theo một cách riêng. Không giống như bánh đúc ở các nơi khác, bánh đúc xứ nghệ được làm thành từng cái, có nhân lạc nổi ben trên bề mặt, ăn bánh dai, giòn. Nguyên liệu làm bánh cũng đặc biệt lắm, cần đến cả vôi ăn trầu, muối và dầu ăn, có lẽ đó lại chính là bí quyết tạo nên mùi vị đặc trưng chỉ ở xứ Nghệ mới có.

Bánh ngải cứu nhân đậu đỏ

Bánh ngải cứu nhân đậu đỏ

Bánh ngải cứu thường có phần nhân là đậu xanh trộn dừa, còn bánh ngải cứu nhân đậu đỏ chắc chắn là lần đầu tiên bạn nghe đến. Cùng nguyên liệu như bột nếp, lá ngải cứu, sẽ có thêm nguyên liệu mới chính là nhân đậu đỏ thơm ngọt. Bánh khi ăn có độ dai dẻo, ăn có vị hơi ngai ngái của ngải quyện cùng vị ngọt bùi của đậu đỏ tạo nên hương vị rất đặc biệt tuy lạ mà ngon.

Bánh bao chỉ nhân dừa

Bánh bao chỉ nhân dừa

Bánh bao chỉ nhân dừa bạn sẽ nghĩ đến hình dạng bánh dài giống như sợi chỉ. Nhưng thực chất thì bánh vẫn có hình tròn, khác sẽ ở phần nguyên liệu dùng làm bánh gồm có sữa, cơm dừa,… Bánh bao chỉ nhân dừa cũng được đem hấp chín, ăn có vị thơm của dừa và vị ngọt của sữa rất đậm đà.

Bánh hòn

Bánh hòn

Bánh hòn là đặc sản Phan Thiết, bánh có dạng hình tròn nhỏ như hòn bi, được làm ra thành nhiều màu sắc, đem luộc chín như làm trôi và được lăn qua một lớp cơm dừa nạo để bánh không bị dính vào nhau. Bánh có thể để ở đĩa ăn hoặc xiên vào que giống như món hồ lô viên vậy.

Bánh tai yến

Bánh tai yến

Gọi là bánh tai yến bởi hình dạng bánh có dạng hình tròn giống như tổ của con chim yến. Xung quanh viền bánh giòn, dần vào trong sẽ có cảm giác mềm, dai giống như bánh bò. Bánh có vị ngọt mát của đường, ăn rất bắt vị.

Bánh lá mơ

Bánh lá mơ

Bánh lá mơ là món bánh dân dan của người dân miền Tây sử dụng nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa, lá mơ,… Bánh có hình tròn dẹt dài, màu xanh đậm, một số nơi sẽ lăn bánh dài ra giống hình con giun đen đi hấp cách thủy. Khi ăn sẽ tran nước cốt dừa ngập mặt bánh rồi rắc thêm lạc rang giã nhỏ lên bề ăn để ăn cùng.

Hi vọng qua bài viết “35 loại bánh làm từ bột gạo thơm ngon đậm vị quê hương” giúp các bạn ghi thêm cho mình vào cuốn sổ tay công thức món ăn vặt đơn giản, thơm ngon ngay tại nhà nhé. Chúc các bạn thành công!

4.3/5 - (9 votes)

Comments

comments