Cách làm ba kích ngâm rượu đúng chuẩn chồng khen tấm tắc

5971

Rượu ba kích là một trong những loại rượu không còn xa lạ đặc biệt là với cánh mày râu. Cách làm ba kích ngâm rượu và tác dụng của loại rượu này như thế nào, liệu bạn đã hiểu đúng về ba kích chưa, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.

Tác dụng của ba kích ngâm rượu

Ba kích

Thực chất ba kích là một loại cây thân leo thuộc họ Cà phê và còn được gọi với nhiều cái tên đặc biệt như ba kích thiên hay nhà thuốc. Chúng có thân mảnh mai với lớp lông mịn, lá đơn mọc dạng chữ thập với phiến lá có hình bầu dục. Khi lá ba kích còn non thì màu xanh, trắng mốc khi lá đã già và phơi khô thì bạn có thấy chúng có màu nâu tím. Cây ba kích thường mọc ở những ngọn núi có độ cao khoảng dưới 500m so với mặt nước biển và chúng mọc thành những bụi ven núi.  Cây ba kích có rất nhiều công dụng như một số bộ phận của cây được dân gian sử dụng làm dược liệu chữa các bệnh như: Phong thấp, bệnh về huyết áp, bổ dương đối với nam giới.

Rượu ba kích có mùi thơm nồng và dễ uống, chúng cũng có công dụng rất đáng ngạc nhiên. Đối với sức khỏe thì rượu ba kích giúp bổ thận, chữa trị các chứng đau lưng, hay mỏi khớp, tráng dương tăng cường sinh lực ở nam giới còn với nữ giới thì loại rượu này giúp chữa trị các chứng kinh nguyệt không đều, chứng thận hư hay đặc biệt rượu ba kích giúp tăng cường trí nhớ và lưu thông máu tốt hơn.

Tại sao phải bỏ lõi ba kích?

Khó khăn trong cách làm ba kích ngâm rượu đó là khi rút lõi ba kích khá khó, đặc biệt là với người chưa có kinh nghiệm. Người ta chỉ sơ chế củ ba kích bằng tay khi đó là loại ba kích tím trồng. Thực chất đây là loại củ thu hoạch theo năm khoảng từ 3-4 năm một lần thu hoạch. Củ ba kích tím trồng mềm vì có hàm lượng lớn nên chắc chắn rằng so với củ ba kích gốc gác lấy từ rừng núi sẽ dễ lấy thịt củ hơn nhiều. Nếu bạn mua củ ba kích tím trồng thì bạn còn có thể sử dụng dao để chẻ dọc thân củ và phơi dưới nắng cho hơi héo khoảng được 1 đến 2 nắng thì mới tuốt vỏ của chúng ra, cách làm sẽ tiện hơn nhiều vì khi ba kích bị mất nước lại càng thêm dẻo và sơ chế hẳn là điều dễ dàng.

Ba kích tươi

Ngoài ra cách khác nữa là bạn có thể đập rút lõi của ba kích, vừa nhanh chóng mà còn thuận tiện, có nát củ cũng chẳng sao vì đối với ba kích rừng thì càng nát ngâm rượu lại càng ngon, khi đập củ sẽ vỡ và thịt củ, lõi cũng sẽ tách biệt nhau. Như đã nói thì cách sơ chế rút lõi củ ba kích bằng tay chỉ thực hiện với củ ba kích tím trồng còn đối với ba kích rừng sẽ khiến bạn đau tay, bản thân chúng rất cứng nên cách làm này là biện pháp khá tốt. Ngược lại hoàn toàn với ba kích tím trồng, nếu bạn đem ba kích rừng đi phơi rồi mới sơ chế chúng không những không hề mềm ra mà còn cứng hơn và thịt củ sẽ dính chặt hơn phần lõi.

Rút lõi ba kích

2 cách trên là cách chúng ta thường sử dụng để sơ chế củ ba kích ngâm rượu nhưng đối với các cơ sở sản xuất rượu ba kích thì họ sẽ dùng cách khác cho năng suất cao hơn, đó là làm chín để tách dễ hơn. Đối với cách này chắc chắn rằng qua tác dụng của nhiệt thì công dụng của ba kích sẽ không còn được như lúc đầu.

Xem thêm: Bật mí cách ngâm rượu nếp cẩm để uống ngày Tết

Cách làm ba kích tươi ngâm rượu

Nguyên liệu

+Ba kích tươi trắng hoặc tím

+Rượu: nên chọn rượu có nồng độ từ 40 -45 độ là ngon nhất

Cụ thể thì đối với củ ba kích tươi nếu bạn sử dụng 1 kg để ngâm thành rượu thì lượng rượu gạo cần dùng từ 3 đến 4l rượu gạo.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế củ ba kích

cách làm ba kích ngâm rượu 3

Trước hết bạn phải chú ý lấy bỏ phần lõi của chúng, trước khi thực hiện tách như vậy bạn cũng cần đem rửa sạch chúng. Không phải chỉ là lõi của ba kích dạng gỗ nên không dùng ngâm rượu được mà là do phần này có chứa độc tố có thể gây hại cho tim mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn thông thường.

Bước 2: Ngâm rượu ba kích

Sau khi tách riêng được toàn bộ phần thịt củ ba kích bạn sẽ đem chúng ngâm với lượng rượu đã chuẩn bị, sau đó ủ thật kín.

Ngâm ba kích với rượu

Cách làm ba kích khô ngâm rượu

Nếu không thể mua được ba kích tươi để ngâm rượu, bạn có thể mua ba kích khô vì nó được bán nhiều hơn và có thể mua ở mọi thời điểm trong năm.

Ba kích khô

Nguyên liệu

  • Ba kích khô đã rút lõi: 1kg: Lưu ý khi chọn ba kích khô đừng chọn loại quá khô, như vậy ngâm rượu sẽ không thể ngon được
  • Rượu: 9 lít

Các bước thực hiện 

Bước 1: Với loại ba kích này bạn có thể sao trước rồi mới ngâm hoặc không. Nếu sao trước thì rượu sẽ có mùi thơm hơn một chút. Để sao ba kích khô, hãy bắc một chiếc chảo lên bếp, sau đó cho ba kích vào. Dùng đũa sao đều với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 15 phút, sau đó thì tắt bếp.

Bước 2: Cho ba kích vào bình khô, sạch sẽ. Sau đó mới cho rượu vào và đậy nắp thật kín lại là xong.

Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được?

Sau khoảng 2 tháng và có thể đến 3 tháng thì màu tím đặc trưng của củ ba kích sẽ phai và các chất trong ba kích cũng tiết ra, ngấm dần vào rượu tạo nên màu tím đẹp đến mát mắt. Khi đó bạn đã có thể lấy ra và dùng rồi đó. Bạn muốn thưởng thức rượu ngon hơn thì có thể ngâm ba kích đến 6 tháng trở lên, khi đó các dưỡng chất tiết ra nhiều hơn. Nếu muốn rượu có hương vị thơm hơn và ngấm hơn thì có thể hạ thổ.

Rượu ba kích tím

Xem thêm: Bật mí cách làm gỏi ngó sen tai heo cả nhà ai cũng thích

Một số lưu ý khi sử dụng rượu ba kích

Điều gì cũng có 2 mặt, loại rượu này tốt là chắc chắn nhưng bạn cần sử dụng chúng với lượng phù hợp và điều độ, khoảng 2 lần/ ngày và 30ml/ lần là phù hợp, không nên lạm dụng nhiều. Điều đặc biệt lưu ý và lỗi sai nguy hiểm nhất có thể gặp phải là dùng cả lõi củ ba kích, điều này sẽ gây ra hậu quả về sức khỏe không hề nhỏ.

lưu ý khi sử dụng rượu ba kích 2

Ngoài cách ngâm với rượu gạo thường thì người ta còn sử dụng ba kích cùng một số loại thảo dược khác để tạo nên bài thuốc rất tốt. Bạn có thể sử dụng theo công thức này: Ba kích: 80g, tiểu hồi 60g, sừng hươu 200g, hoài sơn, thục địa, phục tử chế: 16g, mật ong và ngày dùng khoảng 3 lần, 20g/ lần sử dụng. Bài thuốc này cũng vô cùng tốt, đặc biệt đối với những người không uống được rượu thì lựa chọn này sẽ hoàn hảo và lý tưởng hơn nhiều.

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã hoàn thành cách làm ba kích ngâm rượu lấy lòng bố chồng rồi đấy. Chúc các bạn thành công nhé.

4.7/5 - (4 votes)

Comments

comments