Cách làm bánh tráng phơi sương – hội tụ tinh hoa đất trời

8635

Cách làm bánh tráng phơi sương nổi tiếng khắp vùng. Món ăn này được nhiều người yêu thích và trở thành ‘chân ái’ với nhiều người.

Cách làm bánh tráng phơi sương đặc sản Tây Ninh thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng qua bài viết dưới đây.

Từ lâu, bánh tráng phơi sương đã trở thành đắc sản độc đáo của tỉnh Tây Ninh. Do đặc trưng thơm ngon, hương vị độc đáo nên món ăn này nhanh chóng được nhiều người biết đến và trở thành ‘món ngon’ có mặt khắp các tỉnh thành.

Bạn đang muốn thay đổi bữa ăn chính trong nhà với món ăn tuyệt vời này có thể tham khảo công thức chế biến dưới đây. Món ăn này đầy đủ dinh dưỡng lại có hương vị mới lạ, ấn tượng.

bánh tráng phơi sương

Từ những chất liệu đơn giản cùng cách nấu nướng không hề khó khăn bạn có thể tìm được bữa ăn tuyệt vời. Sản phẩm này trở thành lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn của bạn.

Nếu bạn đang tìm công thức cách làm bánh tráng phơi sương chuẩn vị có thể tham khảo một số thông tin dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguồn gốc của bánh tráng phơi sương

Tương truyền từ rất lâu tại Trảng Bàng – Tây Ninh có gia đình làm bánh tráng lâu năm, do quá trình phơi quên không thu bánh vào ban đêm nên những chiếc bánh đã chuyển từ cứng rắn thành dẻo dai, vị khác biệt và được khen ngon. Từ đó mọi người thay đổi bước sau khi phơi và nướng xong đó là phơi lớp sương lúc sớm và đêm xuống. Trong thời gian phơi sương bánh ngấm đủ hương vị đất trời, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, mùi thơm bùi và béo ngậy.

Bánh tráng phơi sương là một trong những món ăn phổ biến và có tiếng tại Trảng Bàng – Tây Ninh. Bánh có vị mặn, dẻo và cuốn tròn với hình dạng tương tự có màu trắng đục. Bề mặt của bánh tráng có những hạt bong bóng lấm tấm nổi. Bạn có thể chế biến nhiều cách hoặc dùng trực tiếp đều được.

Cách làm bánh tráng phơi sương

Để làm ra những chiếc bánh tráng phơi sương dẻo, ngon người thực hiện khéo léo, tỉ mỉ từng giai đoạn. Cụ thể hãy cùng tìm hiểu cách làm bánh dưới đây:

Chọn nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương

Để đạt chuẩn bạn nên chọn gạo tẻ, gạo phải là gạo mới, không trộn lẫn, gạo trắng không có màu đen và hạt gạo không bị nẻ để tạo đúng mùi vị và màu sắc của bánh.

chọn gạo tẻ làm bánh tráng phơi sương

Xem thêm:

Các bước làm bánh tráng phơi sương

Bước 1: Sơ chế gạo

Đầu tiên mang phần gạo đã chọn đạt chuẩn ngâm nước và vo sạch. Ngâm gạo trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ cho gạo được mềm khi xay ra sẽ được nhuyễn và sánh. Bạn phải xay ở dạng bột ướt để tiện cho việc trộn bột và tráng bánh. Trong quá trình xay bạn có thể thêm vào chút muối tạo vị đậm đà và bảo quản được lâu hơn. Hiện nay bạn có thể sử dụng thay bột gạo tẻ bằng tinh bột khoai mì cũng không kém phần hấp dẫn.

xay gạo tẻ ở dạng bột ướt

Tiếp đó bạn mang phần bột lọc kỹ để loại bỏ tạp chất và cặn. Sau đó trộn nhuyễn và sánh mịn. Đồng thời bạn đặt một nồi nước đun sôi, căng lên mặt của nồi nước lớp vải mỏng để tráng bánh. Khi nước sôi bạn mang phần bột đã trộn tráng lên mặt của mảnh vải và dùng hơi nước phía dưới để bánh được chín. Đợi tới khi bánh chín tới, có sự liên kết với nhau nhưng vẫn có sự mềm dẻo thì lấy ra.

Bước 2: Phơi khô

Phần bánh lấy ra sau khi tráng sẽ được phơi nắng khô và nướng bánh bằng một chiếc lò đặc biệt được dùng đốt bằng vỏ đậu phộng. Trong quá trình nướng bạn tránh nướng chín quá và phồng quá chỉ nên nướng qua trên mặt bếp tới khi bánh ngả sang màu trắng đục thì được.

phơi bánh tráng

Qua giai đoạn phơi sương tạo nên sự đặc trưng, bạn mang phần bánh đã được nướng xong phơi trên dàn trong sương vào lúc sáng sớm hoặc khi tối xuống. Nên phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn nếu nền sương dày. Trong lúc phơi người làm nên thức cùng để tránh phơi quá lâu. Hẳn bạn đang thắc mắc tại sao lại phải qua hai giai đoạn phơi nắng, nướng rồi lại mang phơi sương. Đây không đơn thuần là bước chế biến để bánh chín nữa mà là quá trình giúp bánh được ngấm sương tạo sự dẻo dai, thơm ngon nhất cho bánh.

Sau nhiều công đoạn tỉ mỉ, bạn đã có được những chiếc bánh tráng phơi sương đúng chất và đúng mùi vị nhất. Ăn kèm với bánh tráng có thêm các nguyên liệu: Thịt lợn luộc, dưa leo, cà rốt, rau thơm. Trải chiếc bánh tráng phơi sương rồi lần lượt xếp những nguyên liệu ăn kèm lên trên cuốn tròn lại chấm với nước chấm và thưởng. Mách cho bạn làm nước chấm ngon bạn có thể pha xúp, đường, ớt, chanh, tỏi,.. tạo vị mặn ngọt chua cay dễ ăn và hợp khẩu vị hơn cho bữa cơm gia đình.

bánh tráng phơi sương ăn kèm thịt lợn

Cách làm bánh tráng phơi sương bằng lá chuối

Nguyên liệu

– Bột gạo

– Muối

– Nước

– Lá chuối

Xem thêm: 

Các bước thực hiện

Trộn bột gạo với nước và muối để tạo thành hỗn hợp nhão. Phơi lá chuối để khô hoàn toàn, sau đó cắt bỏ phần gân lá.

Lấy một miếng lá chuối, đặt lên mặt phẳng. Lấy một lượng vừa đủ bột gạo trộn vào phần trung tâm của lá chuối. Dùng tay xoa đều bột gạo trên lá chuối cho đến khi bột trở nên mỏng đều và bám chặt lên lá chuối.

Để bánh tráng phơi sương được mềm dẻo và thơm ngon, bạn có thể phơi bánh tráng bằng cách đặt lá chuối bọc bánh lên tầng treo trong nhà hoặc ngoài trời nơi có nắng gió để bánh được phơi khô.

bánh tráng phơi sương ủ lá chuối

Sau khi phơi đủ, bánh tráng sẽ trở nên mềm và có mùi thơm của lá chuối. Bạn có thể sử dụng bánh tráng phơi sương để cuốn thịt, rau củ hoặc làm bánh tráng trộn.

Các món ăn ngon từ bánh tráng phơi sương

Bánh tráng phơi sương muỗi nhuyễn

Bánh tráng phơi sương muối nhuyễn là món ăn hảo hạng được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt là các cô cậu học trò. Với độ dẻo, không bị cứng, bánh tráng kết hợp với vị mặn đậm đà của muối nhuyễn Tây Ninh thấm đẫm vào từng thớ bánh làm say đắm thực khách.

bánh tráng ăn với muỗi nhuyễn

Ngoài vị mặn của muối, bánh tráng phơi sương muối tắc còn có vị chua dịu dịu, tạo ra một hương vị hài hòa và đặc biệt hơn nữa. Khi cắn miếng đầu tiên, đầu lưỡi sẽ tê tê ngay, thưởng thức cực kỳ ngon. Nếu cho thêm tỏi phi giòn vào trong quá trình chế biến, món ăn vặt này sẽ càng hấp dẫn hơn.

Bánh tráng phơi sương cuốn

Bánh tráng phơi sương cuốn là một trong những biến tấu nổi tiếng của bánh tráng phơi sương. Bạn có thể cuốn cùng với thịt luộc thanh đạm, tai heo giòn giòn hay bò lá lốt đậm vị. Tất cả các kết hợp này đều rất ngon nhờ bánh tráng mềm dẻo bao quanh nhân. Đặc sản bánh tráng cuốn chuẩn vị Tây Ninh sẽ cuốn kèm các loại rau rừng, tạo ra một hương vị độc đáo và ngon miệng.

Bánh tráng phơi sương cuốn thịt

Cách bảo quản bánh tráng phơi sương

Bạn nên chia bánh thành các phần vừa ăn và lót thêm lá chuối. Sau đó bảo quản trong túi ni lông hoặc túi zip kín. Nếu chỉ dùng một túi thì hạn chế mở túi nhiều lần để tránh cho bánh tiếp xúc với không khí và mất đi độ ẩm và độ mềm dẻo. Cần cột kỹ túi, tránh cho bánh tiếp xúc với không khí và làm cho sương bốc lên. Bạn có thể để bánh trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Không để bánh ở nơi có ánh nắng chiếu vào hoặc nơi nóng như bếp

Bánh tráng phơi sương mang lại hương vị rất độc đáo mà không có loại bánh tráng nào có thể sánh bằng được. Mong rằng bài viết này của JAMJA’s BLOG có thể cung cấp cho bạn những thông tin về cách làm bánh tráng phơi sương để bạn có thể tự tay làm cho mình và người thân được thưởng thức món bánh tráng phơi sương này nhé. Mọi người sẽ tấm tắc khen ngon đấy, chúc các bạn thành công với món ăn mới này!

4.4/5 - (5 votes)

Comments

comments