Cách làm mì tươi Trung Quốc thơm ngon tuyệt cú mèo

14699

Mì sợi bắt nguồn từ Trung Quốc, và đã trở thành một trong những loại thực phẩm khá phổ biến và luôn được yêu thích. Sau đâu JAMJA’S BLOG xin giới thiệu cho các bạn cách làm mì tươi Trung Quốc vừa ngon, vừa đơn giản cho bạn làm tại nhà mà ăn lại cực chuẩn như ăn tại đây nhé!

Đôi nét về ẩm thực Trung Quốc

 Sự rộng lớn của Trung Quốc dẫn đến sự đa dạng về sản vật cũng như khí hậu dẫn đến sự khác biệt giữa các miền văn hóa ẩm thực ở Trung Quốc. Có nhiều cách chia phân các vùng, trong đó phổ biến là chia thành 8 vùng lớn (hay Bát đại thái hệ).

Gạo là thành phần chính của những món ăn Trung Hoa cũng như ở Tây Âu có món chính là bánh mì. Chỉ có một và tỉnh ở phía Bắc, gạo được thay thế lúa mì do khí hậu và đất trồng trọt. Người Trung thường chọn những hạt gạo ngon nhất để làm ra những sợi mì tươi, mềm nhất. Các món ăn Trung thường sử dụng xì dầu để tạo sự hấp dẫn cho món ăn.

Những địa chỉ mì tươi ngon nổi tiếng ở Trung Quốc

Mỗi vùng miền trên mảnh đất Trung Hoa lại mang cho mình một nét ẩm thực khác biệt. Thành phố Tây An, Thiểm Tây luôn là cái tên đầu tiên mà người dân Trung Quốc sẽ nhắc đến đầu tiên khi có ai hỏi: “Tôi có thể ăn mỳ vừa tươi, vừa ngon ở đâu?”  Nhắc tới các tiệm mì nổi tiếng ở Tây An, Thiểm Tây, người ta không thể nào không nhắc tới tiệm mì“Liễu Hương”. Những sợi mì được cố ý nhào nặn không đồng đều, nước dùng hấp dẫn bởi sự hòa quyện nhịp nhàng dậy mùi thơm của dầu và ớt. Cùng một chút giấm chua, những lát thịt bò tươi mềm, mì Liễu Hương vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của nó, lưu giữ trong tâm trí mỗi thực khách mỗi khi đến đây.

cách làm mỳ tươi Trung Quốc

  Những địa chỉ mì tươi ngon nổi tiếng ở Trung Quốc

Một tiệm mì thịt bò nức tiếng mà mỗi khi tới đây luôn được chứng kiến cảnh đông đúc những thực khách cả trong và ngoài nước tới thưởng thức. Đó chính là tiệm mì Mã Hổ. Đầu tiên nước dùng tự hầm được chan vào một chiếc bát lớn. Sau đó từng sợi mỳ được thả lần lượt lên trên, tiếp đến là những lát thịt bò được xếp khéo léo. Bước cuối cùng là điểm thêm một chút nước sốt cay cùng với rau xanh bắt mắt. Ăn một miếng mì thật to cùng với hương vị ngập tràn để rồi bạn bỗng nhận ra rằng cuộc sống tuyệt vời đến nhường nào.

Còn một địa điểm nữa mà ta không thể bỏ qua nếu muốn thưởng thức mì tươi Trung Quốc, đó là tiệm mì Mã Lợi Á. Với từng sợi mì được nhào nặn thủ công luôn giữ vững được sự độc đáo và thơm ngon về món mì thịt gà trứ danh. Mì Biangbiang là một món mì truyền thống, lâu đời và nổi tiếng khắp vùng Tây An. Sở dĩ có tên gọi Biangbiang là vì khi kéo căng bột mì lúc người đầu bếp nhào nặn sẽ xuất hiện những âm thanh vui tai.

Phân biệt mì Trung Quốc và mì Nhật Bản

Trước khi tìm hiểu cách làm mì tươi Trung Quốc thì chúng ta hãy cùng nhau phân biệt giữa mì Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc có nền ẩm thực độc đáo, công phu, chỉ đơn thuần là món mì thôi nhưng lại có đến rất nhiều cái tên khác nhau như: mì tương, mì khô, mì sợi… Nhiều người rất khó phân biệt giữa mì sợi Trung và Nhật khi đi thưởng thức tại các nhà hàng. Sự khác biệt rõ rệt nhất chính là mì và nước súp.

Nước súp là linh hồn của món mì, ai đã từng ăn mì chính tông nhật chắc hẳn đều cảm nhận được rằng mì Nhật có vị rất nồng, hơn hẳn mì Trung.

cách làm mỳ tươi Trung Quốc

 Món mì Udon của Nhật Bản

Sợi mì tươi Nhật Bản thường được cắt bằng dao, gần đây họ mới dùng máy ép. Người Nhật nổi tiếng tỉ mỉ, tùy vào độ khoáng kiềm của nước để họ tạo ra những sợi mì có độ đàn hồi khác nhau, khác xa so với cách làm của Trung Quốc. Với người Trung Hoa, sợi mì dài thể hiện cuộc sống trường thọ. Làm mì sợi theo cách truyền thống là cả một nghệ thuật: bột được kéo dài ra và xoay tít trên không trung. Song hiện nay, phương pháp thủ công này đã được thay thế bằng máy móc cùng các kỹ thuật chế biến khác.

Cách làm mì tươi Trung Quốc

Hãy xắn tay vào bếp cùng JAMJA’SBLOG để thêm màu sắc mới cho bữa ăn gia đình cuối tuần với cách làm mì tươi Trung Quốc với công thức đơn giản sau đây nhé! Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng mua được mì ở siêu thị, tuy nhiên hãy thử làm mì tại nhà để có những bát mì vừa tươi, vừa ngon lại bổ dưỡng nữa.

  Nguyên liệu cần có:

cách làm mỳ tươi Trung Quốc

Cách làm mì tươi Trung Quốc chuẩn vị

+1 cup trứng gà
+3 cup bột all-purpose flour (sifted – nghĩa là lường bột nhẹ tay không ấn, không đè).
+3 muỗng Bột gluten flour (nếu không có thì không cần để – cho bột gluten thì làm cho sợi mì dai hơn)- nếu dùng bột gluten thì cho 9 muỗng nước – không cho nước nếu không dùng bột gluten.
+1 muỗng cà phê nước tro tàu (lye water)
+1/4 muỗng cà phê muối + 1/4 muỗng cà phê bột ngọt (ba làm thì không cho muối và bột ngọt).
+bột năng hoặc bột bắp (lấy vải the gói lại dùng để làm áo bột, nghĩa là dùng để thấm bột làm mì không cho dính tay hay dính lại với nhau).

Quy trình làm mì tươi Trung Quốc

Bước 1:

9 muỗng nước + 1/4 muỗng muối 1/4 muỗng bột ngọt hòa tan
Bột mì All-purpose + bột mì gluten cho vào thau trộn đều, xong chính giữa làm thành lỗ nhỏ, rồi cho nước muối hòa tan, bột ngọt vào, nước tro tàu, sau đó cho 1 cup trứng đánh tan sơ sơ vào.

Lấy muỗng cây quậy bột từ trong ra ngoài cho đều, lúc này bột nhìn hơi nhão (nếu khô thì phải cho thêm trứng gà hay nước – không thì bột mì làm càng lúc càng khô rất khó cán)

Chia bột đã trộn đều ra làm hai hay ba phần tùy ý (nên chia làm hai)

cách làm mỳ tươi Trung Quốc

Các bước làm mì tươi Trung Quốc

Bước 2:

Cài đặt máy cán mì từ dày đến mỏng. Cục bột dùng tay ấn cho dẹp ra rồi lấy bọc bột năng thấm lên cục bột mì cho bột năng thấm đều lên bột mì, rồi cho vào máy cán

Cán xong xếp đôi lại rồi cán lại, làm như vậy vài lần (nhớ phải dùng bọc bột năng thấm lên bột) cho bột thật đều.

Tiếp theo, cán đến phần bột còn lại, làm như vậy liên tục cho đến hết bột, tiếp tục cài đặt máy cho mỏng hơn nữa, cho miếng bột mì vào cán mỏng ra, xong lại cho vào cán lại lần nữa. Liên tục làm như vậy cho hết mấy miếng bột, không cho bột dính lại với nhau.
Cài đặt máy số mỏng hơn, liên tiếp làm như vậy cho đến độ mỏng như mình mong muốn (độ mỏng nhất).
Bước 3:

Sau khi có độ mỏng như ý mình mong muốn thì cài đặt máy cán thành mì sợi. Trước khi cán thành mì sợi thì dùng dao cắt bỏ hai bên rìa để khi cán thành mì sợi thì mì không bị vụn, sợi mì sẽ đẹp hơn (có thể dùng để cán làm thành mì lại).

Như vậy bạn đã thực hiện thành công mì sợi tươi. Làm mì bằng trứng không cho nước làm thành mì xào rất thơm ngon, sợi mì xốp không cứng.

-Bước 4: Làm chín mì

Có hai cách là hấp hoặc luộc mì.

Hấp thì hơi mất công vì thực hiện lâu và khi mì chín thì phải gỡ mì ra cho đỡ dính

Luộc thì nhanh hơn (khi luộc mì muốn mì ngon thì lúc nào cũng phải cho thật nhiều nước, có nhiều bạn lược mì cho ít nước quá, như vậy sợi mì bị bở không ngon).

Chuẩn bị một nồi nước sôi, cho chút dầu ăn và chút muối vào nước. Khi nước sôi thì thả mì vào luộc, khi thấy sợi mì nổi lên trên mặt nước tức là mì đã chín, vớt ra rổ, xả qua nước lạnh, xóc tơi sợi mì rồi để cho ráo nước, rồi bỏ tủ lạnh dùng dần( không nên cho nhiều mì quá – nếu chia bột ra làm hai phần thì luộc hai lần – chia làm ba phần thì luộc ba lần – luộc mì làm sao mà khi cho mì vào nước sôi chỉ cần một hay hai phút là mì đã chín, như vậy mới đúng công thức luộc mì của Trung Quốc).

cách làm mỳ tươi Trung Quốc

 Mì tươi Trung Quốc thơm ngon, hấp dẫn vị giác của bạn

Giờ hãy chế biến nước súp theo sở thích, bạn có thể chọn mì tương, mì thịt bò…và cùng thưởng thức cùng với người thân thôi nào. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm bạn đã có thể làm ra những bát mì tươi ngon đúng chuẩn phong cách Trung Hoa để chiêu đãi các thành viên trong gia đình mình rồi.

Hy vọng với cách làm mì tươi Trung Quốc mà JAMJA’S BLOG giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn thực hiện thành công món mì tươi Trung Quốc ngon tuyệt này!

>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

  • Xem ngay ưu đãi mới nhất từ: Zamba Beer
  • Thông tin khuyến mãi: Gyu-Kaku
  • Đặt chỗ nhận ngay mã giảm giá tại: Gu-i92
4.2/5 - (4 votes)

Comments

comments