Hướng dẫn cách làm nước cốt dừa với bột béo thơm ngất ngây

11050

Cách làm nước cốt dừa với bột béo thay cho bột năng là cách nhiều bà nội trợ đang làm. JAMJA’s Blog sẽ đưa ra gợi ý cách làm chi tiết dưới đây.

Nước cốt dừa là một thành phần quan trọng để tạo nên các loại chè, bánh hay nguyên liệu chế biến đồ ăn độc đáo giúp cho những món ăn trở nên ngon hơn. Thực tế, nước cốt dừa có nhiều lợi ích tuyệt vời trong chế biến nấu nướng và sức khỏe. Với những thành phần dưỡng chất độc đáo, chúng ngày càng được sử dụng ngày càng nhiều hơn.

Để có được những món ăn ngon hơn quý khách có thể tìm hiểu cách làm nước cốt dừa với bột béo hấp dẫn dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ có được nguyên liệu chế biến món ăn chuẩn, đúng vị.

JAMJA’s Blog mách bạn công thức được nhiều người quan tâm trong bài viết dưới đây. Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo để có nguyên liệu chế biến món ăn ngon, hợp khẩu vị và tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình mình.

Các lợi ích bất ngờ của nước cốt dừa

Tăng cường hoạt động của tim mạch

Có thể nhiều người đã biết rằng axit lauric là một trong những chất có tác động trực tiếp làm giảm nồng độ cholesterol xấu, tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể từ đó giúp tim mạch trở nên khỏe mạnh hơn. Và nước cốt dừa chính là thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất này khi 50% chất béo có trong dừa là axit lauric. Bên cạnh đó, nước cốt dừa còn có khả năng giảm huyết áp cơ thể, hỗ trợ hoạt động của các mạch máu, khiến độ đàn hồi của chúng trở nên tốt hơn, hạn chế khả năng bị xơ vữa.

Hỗ trợ tăng cường cơ bắp

Bên trong nước cốt dừa có chứa một lượng axit béo vô cùng tốt khiến cơ thể tăng cường việc tiêu hao năng lượng trong trao đổi chất đồng thời giúp chúng ta hoạt động thể chất có hiệu quả hơn. Ngoài ra thì các chất béo có trong loại thực phẩm này cũng khiến cơ thể luôn có cảm giác no, hạn chế việc nạp năng lượng không kiểm soát. Các axit béo trong nước cốt dừa cũng làm tiêu hao năng lượng và oxy hóa các chất béo bạn thường xuyên nạp vàp từ đó hỗ trợ giảm mỡ.

Giữ cơ thể luôn khỏe mạnh

Các khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể trong nước cốt dừa là vô cùng quan trọng để bạn có thể giữ được thể tích máu ổn định nhất, điều chỉnh hoạt động tim mạch. Đồng thời nước dừa còn là thực phẩm bù nước tốt trong những trường hợp tiêu chảy và hoạt động thể thao. Ngoài ra, các axit béo cũng là một nguồn năng lượng dồi dào cho não bộ trước các công việc hàng ngày.

Các lợi ích bất ngờ của nước cốt dừa-1

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Với các chất điện phân cùng chất béo có lợi, nước cốt dừa có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ lớp niêm mạc tiêu hóa. Qua đó, việc sử dụng nước dừa thường xuyên có thể giúp ta cải thiện đường ruột và hạn chế được chứng ruột kích thích. Đồng thời, nước dừa cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm táo bón.

Ổn định đường huyết

Nước cốt dừa chứa một lượng chất béo tốt có thể giảm tỷ lệ đường phóng thích hấp thụ trực tiếp vào máu đồng thời kiểm soát tốt nồng độ insulin trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa sự tăng đột ngột tỉ lệ đường huyết và ngăn ngừa chứng béo phì.

Tránh thiếu máu

Nước cốt dừa là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt thực vật rất cao. Nếu có thể đưa nước cốt dừa một cách khoa học vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể hạn chế được khả năng thiếu máu một cách vô cùng hiệu quả.

Ngăn ngừa viêm khớp

Chất béo có lợi trong nước cốt dừa còn có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả, từ đó hỗ trợ các căn bệnh viêm khớp, đau cơ, đau khớp ở một số bệnh nhân.

Với những lợi ích khổng lồ như vậy, chẳng có lí do gì để chúng ta không đưa nước cốt dừa vào thực đơn của mình phải không?

Cách làm nước cốt dừa với bột béo

Nguyên liệu làm nước cốt dừa

  • Cùi dừa đã nạo sẵn: Bạn nên chọn mua loại dừa xiêm để cùi dừa được thơm và ngọt hơn, cũng chú ý là những trái dừa già sẽ có phần cùi dày hơn, khi vắt nước sẽ cho ta hỗn hợp nước dừa béo ngậy hơn và cũng rất phù hợp cho việc nạo cùi.
  • Nước lọc còn ấm: Sở dĩ nên sử dụng nước ấm bởi khi vắt cùi dừa, dừa sẽ ra được nhiều nước cốt hơn.
  • Bột béo: hay còn gọi là bột nước cốt dừa. Nguyên liệu này ngoài tác dụng làm đặc sệt nước cốt dừa của chúng ta thì nó còn giúp tăng hương vị thơm ngậy sản phẩm cuối cùng. Bột béo có màu trắng, mịn và rất thơm mùi dừa. Bạn có thể tìm mua bột béo ở những cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với mức giá tương đối rẻ.
  • Đường kính
  • Muối tinh
  • Vani

Cách làm nước cốt dừa với bột béo-1

Cách làm nước cốt dừa

Bước 1:

Cho dừa cạo ra một bát tô to

Đổ một lượng nước ấm hoặc nước dừa tươi sao cho ngập cùi dừa. Ngâm trong khoảng 5 đến 10 phút cho dừa ngấm đều.

Chuẩn bị một chiêc khăn vải xô thật sạch. Lần lượt lấy từng nhúm dừa đã ngấm vào khăn và vắt thật mạnh tay để lấy nước dừa vào một cái nồi. Chú ý là nên vắt qua một cái rây để nước dừa được mịn hơn nhé.

Bước 2:

Chuẩn bị một chiếc bát tô khác

Pha vào bát bột béo cùng một chút nước lạnh. Bạn cố gắng cân đối lượng nước và bột cho phù hợp đẻ không bị quá loãng hoặc quá đặc, chỉ cần một lượng nước tương đối để hòa tan bột.

Bước 3:

Bạn bắc nồi nước dừa đã chuẩn bị ở bước 1 lên bếp.

Cho hỗn hợp bột béo đã hòa tan cùng một chút đường kính và muối tinh vào nồi. Dùng thìa khuấy lên thật đều.

Vặn lửa nhỏ cho hỗn hợp này nóng dần lên cho tới lúc sôi nhẹ thì tắt bếp ngay và bắc nồi ra. Chú ý là trong khi đun, dùng thìa khuấy liên tục thật đều tay. Cũng phải luôn giữ lửa ở mức nhỏ đun liu riu bởi nếu để lửa quá to, nước dừa sẽ bị tách nước và khiến chúng ta rất khó xử lý.

Cách làm nước cốt dừa với bột béo-2

Bước 4:

Sau khi bắc nồi, khi hỗn hợp còn ấm thì cho vani vào và tiếp tục khuấy đều.

Lúc này, bạn có thể nếm một chút và nêm nếm thêm đường hoặc muối cho vừa miệng nhất. Do nước cốt dừa này hầu hết phục vụ cho việc tăng hương vị món ăn, vậy nên mà không cần quá đậm vị.

Đợi tới khi nước cốt dừa nguội là bạn đã có thể sử dụng được nó ngay rồi.

Cách làm nước cốt dừa với bột béo-3

Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu rõ hết những cách sử dụng của nước cốt dừa hay chưa?

Các cách sử dụng nước cốt dừa cho bữa ăn hàng ngày

Đối với các món ăn mặn

  • Trộn salad: Salad vẫn luôn được biết tới như một trong những món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, hương vị của salad thì thường không được đánh giá quá cao như các món ăn sử dụng tôm, thịt, cá khác. Thế nhưng nếu biết cách sử dụng nước cốt dừa như một loại xốt trộn thì chắc chắn sẽ khiến rất nhiều người phải ấn tượng đó. Nước cốt dừa có vị ngọt dịu và hơi mặn giúp cho các loại rau củ quả trở nên dễ ăn hơn, tương thêm độ thanh mát của chúng. Ngoài ra, khi kết hợp nước cốt dừa với các loại nước xốt khác, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một suất salad vô cùng ấn tượng và thú vị.
  • Gia vị tẩm ướp: Nước cốt dừa có tác dụng rất lớn trong việc khiến các món nướng trở nên thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, nếu có thể làm đúng cách với những thực phẩm như thịt gà chiên, thịt gà nướng, nước cốt dừa còn giúp cho lớp da bên ngoài trở nên giòn và thơm hơn rất nhiều. Nước cốt dừa trong những trường hợp như vậy có thể kết hợp với một số gia vị như tỏi, hành khô hay bơ sữa. Tất cả đều mang tới những hương vị rất riêng mà không phải ai cũng nghĩ tới.
  • Làm bánh crêpes: Cũng không hẳn là một món ăn mặn, thế nhưng loại bánh này từ lâu cũng đã trở nên được yêu thích trên thế giới khi mang tới cho thực khách một hương vị thực sự thú vị. Là một lớp bột được phủ đều lên chảo và chiên nóng cùng các loại nhân phong phú và khác biệt, nếu trộn một chút nước cốt dừa với bột bánh, sản phẩm của bạn sẽ trở nên vô cùng thơm ngon.
  • Kết hợp với rau bina: Tuy là một loại rau nổi tiếng bổ dưỡng, thậm chí được xuất hiện trên rất nhiều các bộ phim hoạt hình hay chương trình truyền hình, thế nhưng rau bina hay còn gọi là rau chân vịt trên thực tế là khá kén người ăn bởi hương vị có phần khó nuốt của mình. Và để không bỏ phí một nguồn dinh dưỡng như vậy, kết hợp nước cốt dừa với gừng và nước cốt chanh để làm nước xốt ăn kèm sẽ khiến món rau này thơm ngon hơn.

Cách làm nước cốt dừa với bột béo-1

Đối với các món ngọt:

  • Kẹo: Có lẽ bản thân bạn và chúng tôi cũng đã không còn quá xa lạ với những viên kẹo thơm ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn có thể trộn lẫn nước cốt dừa với một chút bơ và dừa nướng, đó sẽ là một trải nghiệm rất thú vị khi đó chính là thứ tạo nên độ dai cho những thanh kẹp socola ngọt ngào.
  • Cocktails: Một bữa tiệc sẽ trở nên cực kì tuyệt vời nếu bạn có thể mang tới cho những vị khách của mình một ly cocktail cùng một chút nước cốt dưa thơm ngọt.
  • Kem: Nếu bạn lo ngại về việc những chiếc kem có thể khiến bạn tăng cân hoặc béo phì, việc thay thế sữa hoặc sữa chua đông bằng nước cốt dừa dể làm kem sẽ là vô cùng tuyệt vời.

Và vẫn còn rất nhiều các cách sử dụng khác nữa để chúng ta hiểu rằng nước cốt dừa là vô cùng hữu dụng với các món ăn khác nhau. Vậy, cùng thử làm một số món ăn cụ thể với nước cốt dừa nhé.

Thử làm những món ăn ngon từ nước cốt dừa

Vịt nấu chao cốt dừa

Nguyên liệu:

  • Vịt tơ mập hoặc vịt xiêm nếu có điều kiện
  • Nước cốt dừa
  • Chao
  • Rượu trắng
  • Khoai môn sáp
  • Củ sen
  • Nấm rơm búp
  • Gừng
  • Sả
  • Hành tím
  • Tỏi ta
  • Rau muống
  • Tần ô
  • Cải xanh
  • Sa tế
  • Hột màu điều
  • Váng đậu
  • Bún hoặc mì

Cách làm

Bước 1: Làm sạch vịt rồi để cho ráo nước, để nguyên con.

Bước 2: Cạo sạch vỏ gừng, băm nhuyễn rồi trộn với một ít rượu trắng rồi dùng tay thoa đều hỗn hợp này lên mình vịt. Để ướp trong khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại và chặt vịt thành từng miếng nhỏ. Việc này sẽ giúp khử mùi hôi của vịt.

Bước 3: Bóc vỏ và băm nhuyễn hành tím và tỏi ta. Lần lượt cho thịt vịt, hành tỏi băm nhuyễn, chao, đường, sa tế, hạt tiêu xay vào một bát tô rồi trộn lên thật đều. Để ướp trong khoảng 30 đến 40 phút.

Bước 4: Gọt vỏ khoai môn rồi rửa lại thật sạch, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn. Đem khoai lên chiên trong chảo dầu sôi cho hơi cháy cạnh thì vớt ra giấy thấy dầu.

Bước 5: Cắt củ sen thành từng khoanh rồi rửa lại bằng nước. Cho ngấm vào ngâm trong một hỗn hợp nước muối cho nở ra rồi cắt bỏ chân nấm.

Bước 6: Cho nồi lên bếp, vặn to lửa rồi đổ vịt vào nồi xào trong khoảng 10 phút để thịt vịt săn lại và tiết ra mỡ, nước ướp vịt cũng sánh lại thi cho nước dừa vào nồi, đảo lên thật đều. Có thể thêm một chút nước để ngập thịt vịt. Vặn to lửa.

Bước 7: Đợi tới khi nồi sôi lên thì lần lượt thả củ sen và khoai môn vào. Chú ý là củ sen lâu chín hơn thế nên thả củ sen vào đun trước khoảng 5 phút thì với tiếp tục thả khoai môn.

Bước 8: Thêm nấm rơm cùng một chút dầu màu điều vào nồi, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Bước 9: Cho nước cốt dừa vào, đợi cho nồi sôi lên thi tắt bếp và ăn cùng rau, bún, mì như một nồi lẩu.

vịt nấu chao nước cốt dừa

Cá kho nước cốt dừa

Nguyên liệu

  • Cá trắm hoặc bất cứ loại cá nào tùy điều kiện và sở thích
  • Nước cốt dừa
  • Hành tím
  • Tỏi ta
  • Ớt tươi
  • Hành lá

Cách làm

Bước 1: Rửa sạch cá và xát hỗn hợp gừng, rượu trắng để cá hết mùi tanh, chú ý loại bỏ toàn bộ phần nhớt của cá.

Bước 2: Chiên cá lên với dầu ăn cho cá chín vàng đều ở 2 mặt. Vớt cá ra và để vào giấy thấm dầu.

Bước 3: Bắc một nồi lên bếp cùng một chút dầu ăn, vặn lửa to vừa và phi thơm hành khô và tỏi ta đã được bóc vỏ và băm nhuyễn.

Bước 4: Sau khi hành tỏi đã ngả vàng, đổ nước cốt dừa vào nồi cùng một chút nước mắm, muối tinh, đường kính và hạt nêm vào khuấy đều. Nêm nếm sao cho hỗn hợp nước cốt dừa được đậm đà nhất.

Bước 5: Đợi khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi lên thì cho cá đã chiên vào nồi, thêm một chút ớt tươi thái nhỏ và giảm lửa đun liu riu cho cá được ngấm đều gia vị.

Bước 6: Đợi khi nước dừa cạn bớt thì bạn nếm lại, nếu cần thiết thì nêm lại lần cuối cùng và đậy nắp nồi, đun tiếp tới khi nước cạn thì cho hành lá vào và tắt bếp.

Bước 7: Gắp cá kho ra đĩa và thưởng thức cùng cơm trắng ngay khi còn nóng.

Cá kho nước cốt dừa-

Chè ngô nước cốt dừa

Nguyên liệu

  • Ngô nếp non
  • Bột năng
  • Bột sắn dây
  • Đường kính
  • Nước cốt dừa
  • Sữa tươi
  • Lá dứa

Cách làm

Bước 1: Bắc nồi lên bếp, lần lượt cho nước cốt dừa, lá dứa, sữa tươi và một chút muối tinh vào nồi, khuấy đều. Bật bếp và đun cho hỗn hợp này sôi lên thì tắt bếp

Bước 2: Lột bỏ vỏ và râu ngô, bào hạt ngô ra những chú ý vẫn để lại lõi.

Bước 3: Cho lõi ngô vào một nồi nước rồi đun sôi để lấy phần nước ngọt, sau khoảng 5 phút thì lúc này bạn có thể vớt lõi ngô ra bỏ đi.

Bước 4: Cho hạt ngô đã bào vào nồi nước và giảm lửa, đun liu riu cho ngô chín. Chú ý là trong khi đun phải khuấy thật đều tay để ngô không bị dính lại vào đáy nồi tạo nên mùi cháy cho chè.

Bước 5: Cho đường vào nồi, khuấy đều và đun cho đường hòa tan vào nồi chè.

Bước 6: Hòa bột năng, bột sắn và một chút nước tan đều ra một chiếc bát, từ từ rót hỗn hợp này vào nồi chè ngô đang sôi. Chú là vừa rót chậm vừa khuấy thật đều tay để chè không bị vón cục.

Bước 7: Tiếp tục khuấy đều và đợi tới khi chè sánh lại thì bạn có thể tắt bếp.

Bước 8: Múc chè ra bát rồi phủ thêm một lớp nước cốt dừa đã chế biến ở bước 1 và thưởng thức ngay.

Chè ngô nước cốt dừa

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy rằng nước cốt dừa không chỉ bổ dưỡng mà còn có rất nhiều cách chế biến khác nhau khiến cho thực đơn hàng ngày trở nên phong phú và thú vị hơn. Đặc biệt, với cách làm nước cốt dừa với bột béo, bạn sẽ có được một món ăn vô cùng thơm ngậy và hấp dẫn. Hi vọng qua đây, bạn cũng có thể tự mình chế biến thêm được nhiều hơn các món ăn ngon và thú vị. Chúc các bạn thành công!

>>> Cập nhật tin khuyến mãi, nhận mã giảm giá trà sữa cafe: Tocotoco, GOKY, The Coffee House mới nhất tại JAMJA.vn

5/5 - (1 vote)

Comments

comments