Tất cả những cách muối củ kiệu đơn giản ai cũng làm được

8738

Cách muối củ kiệu đơn giản, ai cũng làm được cũng có nhiều công thức khác nhau. Học ngay qua nội dung dưới đây để có được bữa ăn ngon, phù hợp khi ngày tết Nguyên Đán đang đến gần.

Củ kiệu muối hay dưa muối là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn tuyệt vời này có thể sử dụng bất cứ thời điểm nào trong năm đặc biệt là những ngày Tết Nguyên Đán đang đến dần. Với vị chua thanh đặc trưng, món ăn giúp điều vị, hạn chế cảm giác ngán do ăn quá nhiều loại thịt trong mâm cỗ.

Mặc dù là món ăn dẫn dã, đậm chất quê hương, chúng cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày. Đặc biệt, việc muối củ kiệu vô cùng đơn giản, không cần cầu kỳ, chỉ với những nguyên liệu đơn giản, công thức chế biến dễ dàng cũng giúp gia đình bạn có được món ăn ngon và hợp khẩu vị.

Liệu rằng bạn đã nắm được cách muối củ kiệu tại nhà hay chưa? Nên chuẩn bị những nguyên liệu gì? Nếu quan tâm đến những nội dung này, mời bạn tham khảo một số chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng vào bếp với JAMJA’s Blog để học ngay cách nấu nướng dễ dàng dưới đây nhé!

Làm thế nào để muối củ kiệu ngon nhất?

Kiệu là một trong những món ăn bắt nguồn từ một loại cây gia vị có từ xa xưa ở Việt Nam. Thời gian trồng kiệu luôn cùng lúc với thời gian trồng khoai. Bắt đầu trồng từ tháng Ba là tới tháng Bảy là có thể nhổ kiệu. Nhưng trong hơn 20 năm trở lại đây, kiệu được trồng từ tháng Sáu, tháng Chín hoặc tháng Mười nhổ kiệu. Do đó, kiệu gần như xuất hiện quanh năm và rất được ưa dùng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt.

Kiệu có thể được làm rất nhiều món như để quấn, ướp thịt nướng hay ăn sống kèm với thịt luộc như một loại rau thơm. Nhưng phổ biến hơn cả là muối mặn thành đồ ăn ăn kèm với các món ăn chính. Thời gian người Việt bắt đầu muối kiệu thường vào khoảng thời gian năm nhất Tết đến – thời gian của các món ăn nhiều dầu mỡ.

Cách muối củ kiệu đơn giản-1

Dù nghe kiệu muối có vẻ đơn giản, tuy nhiên để muối kiệu ngon đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn và vô cùng tỉ mỉ. Chỉ cần sai sót một bước là củ kiệu muối có thể sẽ không được giòn và thâm lại bất kì lúc nào.

Khâu đầu tiên và cũng là khâu vô cùng quan trọng: chọn kiệu. Kiệu có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Chợ và siêu thị là hai nơi bạn nên đến đầu tiên bởi hai nơi này sẽ luôn cung cấp đầy đủ thực phẩm nhất. Vậy kiệu thế nào mới là kiệu ngon? Để kiệu khi muối lên được ngon, giòn giòn thì kiệu phải là kiệu ta, thân nở, đuồi kiệu phải nhỏ mảnh và có thắt eo ở giữa. Đừng bị đánh lừa bởi những củ kiệu to, tròn và mọng nước. Những củ kiệu này sau khi muối chín sẽ mềm, ăn không thơm và dễ bị hăng.

Cách muối củ kiệu đơn giản-2

Bên cạnh đó, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn loại hành (kiệu) khác nhau. Có một số loại hành được sử dụng muối chính là hành bánh tẻ, hành già, hành tía, kiệu Huế. Ví dụ như hành bánh tẻ sẽ cho thành quả muối nhanh hơn hay hành già sẽ giữ được thành quả lâu hơn.

Phèn chua cũng là thành phần cần chuẩn bị để giúp củ kiệu được trắng và làm giòn kiệu. Tuy nhiên, do xuất hiện những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nên có thể thay thế phèn chua bằng tro bếp có tác dụng tương đương.

Cách muối củ kiệu đơn giản, dễ làm tại nhà

Nguyên liệu muối củ kiệu

  • Kiệu: 1kg
  • Đường: 400g
  • Muối hột: 100g = 2 muỗng canh
  • Một vốc tro bếp
  • Giấm: 350ml

Các bước muối kiệu

Bạn có thể sử dụng kiệu bánh tẻ hoặc kiệu già trong công thức này. Đầu tiên, củ kiệu sau khi mua về, cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch. Chú ý là kiệu khi cắt không được phạm vào phần củ kiệu, nếu không khi ngâm kiệu sẽ bị hư úng không dùng được

Hòa nước với tro bếp, thả kiệu vào ngâm qua đêm. Nếu không có tro, hòa 1 muỗng muối vào thau nước, dùng tay khuấy đều cho tan muối rồi cho kiệu vào ngâm. Kiệu nên ngâm từ 10 tiếng đến 12 tiếng, hoặc để qua đêm là được.

Cách muối củ kiệu đơn giản-3

Sau khoảng 5 phút thì vớt kiệu ra và đem phơi nắng. Phơi kiệu là khâu đòi hỏi người làm vô cùng cẩn thận, bởi nó sẽ quyết định độ ngon của thành phẩm. Kiệu cần được phơi đủ nắng. Nếu thiếu nắng, khi ngâm nó sẽ bị nhũn và nhanh hư; nếu phơi quá nắng, kiệu sẽ bị héo và ăn không được ngon miệng. Nếu kiệu muối được phơi trong ngày nắng, chỉ cần phơi một nắng là được. Tuy nhiên, sử dụng lò nướng sấy cũng là một cách làm tiện lợi. Bật lò nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 phút, sau đó cho kiệu vào sấy trong khoảng 30 phút. Lưu ý là trong khi sấy, không được đóng cửa lò mà để hé cho rau củ bay bớt nước. Luôn để ý kiệu và chỉ cần thấy kiệu hơi héo là lấy ngay ra, tránh để kiệu héo hẳn là mẻ kiệu ấy phải bỏ.

Sau khi kiệu được phơi đủ nắng, đem kiệu lần lượt rửa qua giấm trắng, rồi để khô, chuẩn bị muối.

Tiếp đó chuẩn bị một hộp đựng kiệu sạch. Cho kiệu vào hộp, cứ một lớp kiệu sẽ thêm 1 lớp đường lên trên, làm như vậy cho đến khi hết kiệu. Cuối cùng để hộp kiệu ở nơi thoáng mát, thỉnh thoảng mở hộp kiệu đảo kiệu và theo dõi thành quả.

Khi kiệu tan hết đường, khoảng 1ngày đến 2 ngày, tùy thời tiết, để kiệu ngon hơn, dùng nan tre hoặc đĩa ép chặt kiệu xuống. Sau khoảng 2 tuần là kiệu chín. Khi hành đã muối chua, vớt hành ra và đem ngâm với muối loãng để hành giữ được lâu hơn.

Cách muối củ kiệu đơn giản-4

Thành phẩm kiệu ngâm dấm cho ra vị chua, ngọt, mặn dịu của muối. Đặc biệt là với cách ngâm này, kiệu sau khi muối có độ giòn vừa phải, trắng đẹp mắt, thơm ngon và không có mùi hăng.

Ngoài ra bạn có thể ngâm kiệu trong hỗn hợp nước ấm gồm 400ml nước, 600 ml dấm, 10g muối và 400gr đường. Kiệu sau khi rửa sạch, xếp vào hộp rồi đổ hỗn hợp nước đó ngâm. Để nơi thoáng mát khoảng 2 ngày là được. Đây là cách muối xổi, do đó khi kiệu bắt đầu lên men chín vừa ăn, thì đem ra rửa sạch rồi cất vào tủ lạnh ăn dần.

Có một chú ý nhỏ là chất liệu của hộp ngâm kiệu nên làm bằng sứ hoặc thủy tinh. Dùng hộp nhựa sẽ khiến kiệu bị hôi và làm giảm độ ngon của kiệu.

Kiệu ngâm mắm là một dạng biến thể của kiệu muối hay còn là kiểu muối của người miền Trung. Cách ngâm này bao gồm nhiều loại rau củ được ngâm chua giòn, khiến hũ kiệu ngâm đa dạng về màu sắc lại vừa phong phú về hương vị. Hơn nữa nó còn là món ăn tiết kiệm lại vô cùng đưa vị, có thể chữa cháy cho sinh viên, người đi làm vào những ngày cuối tháng.

Cách muối củ kiệu nước mắm trong tích tắc

Một cách muối củ kiệu đơn giản tiếp theo mà JAMJA’s BLOG muốn giới thiệu đến bạn đó là củ kiệu ngâm mắm. Kiệu ngâm mắm là cách làm biến tấu với nhiều nguyên liệu hơn để hợp với khẩu vị người dùng, không chỉ có riêng củ kiệu, cách ngâm này còn bổ sung cả cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh,… giúp món ăn thêm hấp dẫn và dễ ăn hơn.

Cách muối củ kiệu nước mắm

Nguyên liệu làm kiệu ngâm mắm

  • 1kg kiệu muối
  • 2 củ cà rốt
  • 2 củ cải trắng hoặc 2 củ su hào
  • 1/2 quả đu đủ xanh
  • 150ml nước mắm
  • 350gr đường
  • 1 thìa cà phê muối
  • 6 củ hành tím
  • 2 quả ớt trái

Cách muối củ kiệu nước mắm-2

Các bước muối kiệu ngâm mắm

Kiệu sau khi muối chín, rửa sạch, để ráo một bên.

Đem các loại rau củ rửa sạch. Sau đó đem thái thành những miếng vừa ăn. Hành tím bóc vỏ, rồi băm nhỏ. Ớt rửa sạch, cắt thành từng lát cỡ 1 ngón tay.

Hòa tan hỗn hợp nước muối loãng gồm 2 lít nước với muối, sau đó đem rau củ ngâm trong đó khoảng 10 tiếng đến 12 tiếng. Nếu kiệu bạn mua là kiệu tươi thì cũng đem ngâm trong hỗn hợp dung dịch này.

Sau khi đã ngâm đủ thời gian, đem rau củ vớt ra, rồi mang đi phơi nắng trong một ngày là đủ. Lưu ý khi phơi cũng giống như khi phơi kiệu phía trên: cẩn thận là điều kiện tiên quyết. Nếu khi ngâm vào khoảng thời gian cuối năm khi không khí đã chuyển lạnh, dùng lò nướng sấy sẽ tiện lợi hơn và dễ dàng kiểm soát được độ héo đủ của rau củ.

Cách muối củ kiệu nước mắm-4

Hỗn hợp của kiệu ngâm mắm gồm nước mắm và đường. Đem hai thành phần đó đun sôi trên bếp, để lửa nhỏ cho đến khi đường đã hòa tan và dung dịch đặc lại là hoàn hảo. Để hỗn hợp nguội bớt rồi bắt đầu tiến hành ngâm.

Đem rau củ sấy khô vào hộp đựng. Mỗi một lớp rau củ là một lớp tỏi, ớt và một lớp hỗn hợp mắm đường. Cứ thế cho đến khi hết các thành phần và rau củ ngập trong lớp nước mắm, sau đó dùng thanh tre đè xuống để rau củ cùng kiệu ngâm không nổi lên bề mặt là được. Trong quá trình ngâm, nếu hỗn hợp nước mắm bị hao đi thì phải đổ thêm hỗn hợp để phần cái ngâm luôn được ngập trong nước.

Để nơi thoáng mát khoảng hơn tuần là dùng được. Tuy nhiên do khí hậu nhiệt độ, bạn hãy kiểm tra món muối này thường xuyên để có thành phẩm hoàn hảo nhất.

Cách muối củ kiệu nước mắm-5

Kiệu ngâm mắm này khi ra thành quả các nguyên liệu vẫn giữ được màu sắc tự nhiên vốn có; khi ăn phải đậm đà, chua cay mặn ngọt đủ vị đem đến cho người ăn cảm giác giòn giòn ngon miệng.

Tuy nhiên các loại rau củ là tùy chọn. Bạn có thể bỏ nó và chỉ ngâm kiệu với nước mắm ớt hành vẫn ra thành phẩm có hương vị vô cùng tuyệt vời.

Cách muối kiệu miền Bắc

Có một cách muối kiệu phổ biến nữa mà người dân miền Bắc rất hay dùng đó chính là ngâm củ kiệu với mía. Đây thực chất vốn là cách làm từ thời xa xưa, khi ông bà ta chưa có nhiều cách chế biến kiệu độc đáo như bây giờ và để tạo độ ngọt ngon giòn, mà để được lâu cho món kiệu ngâm, người xưa đã dùng nguyên liệu chính là mía. Mía dùng để ngâm củ kiệu phải là mía non, độ ngọt thanh, không ngọt sắc như mía già.

Cách muối kiệu miền Bắc

Nguyên liệu muối kiệu miền Bắc

  • 1 kg củ kiệu
  • Đường
  • Muối hột
  • Mía róc nhỏ
  • Nước lọc
  • Ớt

Các bước muối kiệu miền Bắc

Kiệu được chọn là loại kiệu tía sẽ ra thành phẩm ngon nhất. Với công thức này, kiệu sẽ không ngâm với muối và tro bếp như hai công thức trên mà sẽ ngâm với nước gạo. Kiệu được ngâm trong khoảng thời gian từ vài tiếng cho đến vài ngày. Cách ngâm này giúp cho kiệu được trở nên sạch hơn, loại bỏ bớt bụi bẩn và lớp vỏ ngoài cũng tự bong.

Tiếp đó, vớt kiệu ra, rửa lại với một lần nước sạch, rồi bóc vỏ kiệu, cắt bỏ các lớp bẩn, phần hỏng, rễ dư thừa. Rồi rửa qua thêm với 1 lần nước sạch nữa, để ráo.

Trong khâu tiếp theo, bắc nồi lên bếp đun nước ấm rồi cho thêm muối với đường, khi nếm thấy có vị lờ lợ là được.

Chuẩn bị một hũ đựng kiệu, chất liệu bằng sứ hoặc thủy tinh. Xếp từng lớp kiệu, từng lớp mía lần lượt lên nhau cho, sau đó đổ dung dịch ngâm phía trên vào hũ, rồi dùng nan tre nén chặt xuống. Phải đảm bảo phần  nước phải nhiều hơn phần cái, nếu không kiệu ngâm sẽ hỏng.

Cách muối kiệu miền Bắc-2

Đậy kín lọ, để nơi thoáng mát. Thỉnh thoảng, mở ra để xem phần kiệu ngâm có gặp vấn đề gì không. Sau khoảng 7 ngày đến 10 ngày, tùy nhiệt độ phòng, là có thể dùng được thành phẩm.

Thành phẩm khi ăn thấy độ giòn và thanh, vị ngọt nhiều hơn chua là món ăn đã thành công. Tuy nhiên, kiệu khi ngâm mía thành phẩm sẽ không được trắng như kiệu ngâm dấm.

Kiệu muối chín nên được dùng trong thời gian ngắn, như vậy hương vị sẽ được đảm bảo và tránh được sự lên men của vi khuẩn gây bệnh. Nếu không hãy bảo quản trong tủ lạnh để có thể dùng được lâu.

Cách muối kiệu miền Bắc-3

Trên đây là 3 cách muối củ kiệu đơn giản tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc mà vẫn có được những món ăn ngon nhất dành cho gia đình thân yêu. Hi vọng với chia sẻ mà JAMJA’s BLOG gửi đến bạn đọc sẽ là những thông tin hữu ích và giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về món ăn dân dã này. Chúc bạn thành công!

>>> Trà sữa Igongcha, Heytea, Chamichi, Ding Tea khuyến mãi mua 1 tặng 1 không thể hot hơn. Truy cập JAMJA.vn lấy mã nhanh kẻo hết nào!

5/5 - (2 votes)

Comments

comments