Mách bạn cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung ăn là nhớ mãi

7106

Cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung như thế nào? Làm sao để món ăn không bị tanh? Nếu quan tâm đến món ngon này, mời bạn tham khảo một số chi tiết cụ thể dưới đây.

Theo đó, bánh canh cá lóc chính là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người yêu thích trong thế giới ẩm thực tại các tỉnh miền Trung. Bởi lẽ chúng có vị ngọt đặc trưng của cá, vị bùi dai của những sợi bánh canh kết hợp các loại gia vị… Điều đó tạo nên hương vị tuyệt vời, làm hài lòng vị giác của hầu hết những người từng thưởng thức món ăn này.

Nhưng vì được chế biến từ cá nên nếu không chú ý sơ chế đúng chuẩn sẽ khiến món ăn bị tanh, ảnh hưởng chất lượng của chúng. Vì thế mà công thức chế biến như thế nào? Nên cần để ý điều gì để bánh canh không bị tanh? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bạn đang muốn thử sức với bánh canh cá lóc miền Trung chuẩn vị, mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. Chắc chắn bạn và gia đình sẽ có được món ăn ngon, thú vị từ cách làm đơn giản dưới đây.

Đôi nét về ẩm thực miền Trung

Miền Trung là khúc ruột của Việt Nam. Mảnh đất Miền Trung đầy nắng và gió, mảnh đất của sỏi đá và thiên nhiên nơi đây cũng không thuận lợi như các vùng đất khác. Tuy vậy người dân nơi đây với sự cần cù, chịu thương chịu khó, không bao giờ khuất phục trước những khó khăn gian khổ, luôn luôn tìm mọi cách để biến cái khó khăn đó thành những động lực, tiền đề để có thể vươn lên, người dân miền Trung như những đóa hoa sen – vươn lên từ bùn đất hôi tanh để trở thành loài hoa tinh túy, mang một vẻ đẹp trong trẻo không hề giống một loại hoa nào khác. Chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết quý trọng và sáng tạo từ những sản vật quý báu mà thiên nhiên ban tặng thành những món ăn mang những hương vị không hề giống ở so với các vùng miền khác trên mảnh đất hình chữ S, để rồi chỉ một lần thưởng thức thôi bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi cái hương vị riêng biệt đó.

Ẩm thực miền Trung

Không phong phú giống kiểu văn hóa ẩm thực miền Bắc, cũng chẳng hề đặc sắc giống văn hóa ẩm thực của miền Nam, ẩm thực miền Trung có một nét đặc trưng riêng, chứa đựng những nét bản sắc mà chỉ có ở vùng đất yên bình, thư thái, nhẹ nhàng. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều hiểu biết được rằng: văn hóa ẩm thực là một phần của nền văn hóa tổng thể bao gồm các đặc điểm của diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm. Qua đó nó khắc họa một số đặc trưng cơ bản, những nét đặc sắc của một tập thể, của một tổ chức nào đó, của gia đình, của làng xóm, của vùng miền, hay của cả một quốc gia…Nó có ảnh hưởng không hề nhỏ trong cách đối xử của mỗi cá thể trong cộng đồng với nhau, hay của cá thể đó với toàn thể cộng đồng. Bên cạnh đó nó còn tác động một phần lớn đến cách giao tiếp. Vì vậy, ẩm thực của người dân miền Trung rất đa dạng, ở từng địa phương lại có những sản vật, đặc sản riêng, chứa đựng sự phong phú của bản sắc và hương vị khác biệt của từng nơi.

cách nấu bánh canh cá lóc miền trung

Giá trị dinh dưỡng của cá lóc

Trước khi cùng JAMJA’s BLOG  tìm hiểu về cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung thì bạn hãy xem qua công dụng của cá lóc nhé! Cá lóc là cách gọi của người miền Nam còn người miền Bắc gọi là cá quả hay cá sộp, người miền trung gọi là cá chuối hay cá tràu – cách gọi thường thấy của người Quảng Nam. Trong một số trường hợp khác người ta còn có thể gọi là cá lóc đen để phân biệt nó với loại cá lóc bông. Tên khoa học của cá lóc là Ophiocephalus striatus. Cá lóc là loại cá nhỏ, thân thuôn dài, có màu đen vàng, hoa đốm xanh, chúng nhìn nhanh nhẹn hơn một số loại cá khác như cá chép, cá mè…, khi dùng tay sờ vào ta sẽ cảm thấy thịt cá chắc. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt, lưng có màu đen ánh nâu. Cá lóc là giống cá nước ngọt, sinh sống ở các con sông, dòng suối, trên các cánh đồng, tại ao hồ, kênh rạch…

Giá trị dinh dưỡng của cá lóc-1Đây là loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có công dụng phòng và chữa nhiều căn bệnh khó chữa như ung thư, các bệnh về tim mạch… Theo các thầy y học từ xa xưa, thịt cá lóc có vị ngọt, thanh, độ độc tính không có, tác dụng của loại cá này là: bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng, an thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí, tốt cho xương, tiêu đàm (hiệu quả tốt hơn trong các trường hợp mắc các chứng bệnh liên quan đến phổi), giúp cho phụ nữ ít sữa có nhiều sữa hơn và đặc biệt do đặc thù dễ hấp thu nên cá lóc rất tốt để sử dụng bồi bổ cho những người vừa trải qua các cuộc điều trị, những người mới ốm dậy… Ta có thể sử dụng cá lóc để chế biến một số món ăn chữa các bệnh như cảm lạnh, thận hư nhiễm mỡ, chữa tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu ít và vàng, trĩ.

Cách làm bánh canh miền Trung

Bánh canh là loại bánh được làm từ bột gạo cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn và là một nguyên liệu không thể không nhắc đến trong cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung. Ngoài ra trong một số trường hợp khác người ta còn có thể làm ra bánh canh từ các sợi bún to.

Nguyên liệu nấu bánh canh cá lóc

+Bột gạo (bột gạo này phải được làm từ loại gạo có chất lượng cao và được xay mịn, không chứa các loại tạp chất khác).
+Bột năng
+Nước đã được đun nóng
+Bát to, thìa, cán bột, nồi..
+Một ít muối….

Cách làm sợi bánh canh

Cách làm bánh canh miền Trung1

-Ta đem bột gạo và bột năng trộn lại với nhau sao cho thật đều, ta cho thêm vào hỗn hợp hai loại bột này một ít muối.
-Từ từ đổ nước đã được đun sôi vào, dùng thìa trộn đều bột lên, cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Sau đó bạn dùng tay nhào bột, đến khi hỗn hợp bột dẻo và mịn. Chú ý, nước được sử dụng ở đây phải được đun thật già.
-Rắc một ít bột năng lên mặt phẳng để chống dính, tiếp đó sử dụng dụng cụ cán bột hoặc một cái chai cũng được tán hỗn hợp vừa chuẩn bị ra.
– Dùng dao cắt bột thành những sợi dài vừa ăn. Rồi lăn chúng thành những sợi dài, tròn.
-Bạn đun nước sôi rồi thả bánh canh vào đến khi chúng nổi lên chín thì vớt bỏ vào nước lạnh, sau cùng bỏ ra để ráo.

Cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung

Nguyên liệu cho món bánh canh cá lóc

+Bánh canh: 0,4 kg
+Cá lóc: 1 kg
+Hành tím: 3 củ
+Hành tây: 1 củ
+Gia vị: Bột điều, hành lá, nước mắm, bột nêm, tiêu, ớt thái lát, rau mùi, chanh.

Khâu chuẩn bị

cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung-4

-Hành lá rửa sạch, thái khúc.
-Hành tím rửa sạch: 1 nửa thái lát mỏng, 1 nửa băm nhỏ.
-Cá lóc sau khi mua về, lấy nước chanh tươi ngâm cá khoảng vài phút để giúp cho cá sạch nhớt và không bị tanh. (chú ý không nên ngâm cá quá lâu trong nước chanh, vì như vậy cá sẽ bị lột da).
-Khứa cá lóc theo từng khúc, ta có thể ướp cá với 2 thìa rượu trắng và gia vị để khử sạch vị tanh của cá. Ngoài ra để làm sạch cá ta có thể sử dụng nước sôi tầm 70 độ. Ta sẽ dội trực tiếp vào cá lóc. Cách làm này cũng sẽ làm cho cá lóc sẽ rất sạch, không còn nhớt, không còn mùi tanh ( chú ý: không dùng nước trên 70 độ vì sẽ làm tróc hết lớp da cá).

Khâu chế biến

cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung-6

-Cho nước lạnh vào nồi cùng củ hành tây và nửa muỗm cafe muối. Đun sôi.
-Cho cá lóc vào luộc từ 5 đến 10 phút. Sau đó dùng muôi thủng vớt ra. Lọc phần nước dùng sang một nồi khác (chú ý khi luộc cá ta sử dụng ngọn lửa nhỏ không quá to để nước không sôi quá mạnh tránh làm cá bị vỡ; khi lọc nước dùng ta nhớ vớt cả hành tây)
-Cá sau khi được vớt ra thì để nguội, gỡ bỏ xương. Cho nửa muỗng hạt tiêu, 1 thìa đường, một muỗng canh nước mắm, 1 thìa nhỏ bột nêm, hành tím và ớt đã thái nhỏ và phần thịt cá vào bát. Trộn đều và ướp từ 10 đến 15 phút.
-Phần nước dùng vừa được chắt ra đem đun sôi. Sau đó cho thịt cá đã ướp vào đun nhỏ lửa 15 phút.
-Đun nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi đến khi có mùi thơm, sau đó cho bột điều vào đảo đều rồi tắt bếp. -Cho toàn bộ hỗn hợp này vào nồi nước dùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị.
-Khi sử dụng, cho bánh canh vào bát rồi sau đó cho vài miếng cá lóc lên, thêm nước dùng ngập bánh, hạt tiêu, hành, mùi và cuối cùng hãy thưởng thức ngay khi còn nóng thôi.
Chúc các bạn thành công với cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung!

>>> Royaltea Hồng Kông, Uncle Tea, Heekcaa dành tặng hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn độc quyền chỉ có tại JAMJA.vn

3.5/5 - (2 votes)

Comments

comments