Chi tiết lễ vật và văn khấn Giao thừa ban Thần tài nên biết

1100

Văn khấn Giao thừa ban Thần tài như thế nào? Chuẩn bị lễ cúng ra sao? Để hiểu rõ thắc mắc này mời bạn tham khảo thêm nội dung dưới đây.

Tìm hiểu về Thần Tài

– Thần Tài là ai?

Ngay như tên gọi là phần nào hiểu về vị thần linh này. Thần tức là chỉ vị thần, là tinh thần, là thiêng liêng màu nhiệm, Tài là trí lực phi thường, của cải, tiền bạc. Theo quan niệm, Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải.

Vị thần này sẽ mang của cải cho mỗi gia đình. Nhờ đó mà nhiều gia đình đặc biệt những người kinh doanh – buôn bán đều thờ cúng thần tài với mong muốn có được nhiều tài lộc, may mắn để cuộc sống thêm sung túc hơn.

– Cúng ông thần Tài vào ngày nào?

Trước khi hiểu rõ hơn về văn khấn Giao thừa ban Thần tài bạn cũng nên tìm hiểu về thời gian cúng lễ theo truyền thống.

Thường thì các gia đình bố trí đặt bát hương Thần Tài và Thổ Địa, đặt ở vị trí riêng. Thường sẽ tiến hành cúng giao thừa thần tài vào đêm Giao thừa, thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.

Cụ thể, sau khi cúng Giao thừa ngoài trời, bạn nên sắm lễ để cúng các vị thần tài rồi tiến hành cúng gia tiên trên ban thờ gia tiên của gia đình.

– Lễ vật cúng Thần Tài

Đối với việc cúng thần tài ngày mùng 10 hàng tháng, gia chủ có thể chuẩn bị hương hoa, trái cây, nước… là được. Tuy nhiên, vào dịp Tết đặc biệt là đêm Giao thừa nên chuẩn bị mâm lễ mặn với đầy đủ thịt gà luộc, xôi, giò, các món canh để cúng các vị thần tài. Điều này giúp thể hiện lòng thành kính sau một năm làm ăn, cầu xin năm mới có thêm tài lộc và may mắn hơn.

Chi tiết Văn khấn Giao thừa ban Thần tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:………………..

Ngụ tại:……………….

Hôm nay là đêm giao thừa 30 tháng Chạp, cũng là ngày mùng 1 tháng Giêng năm……….., nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thần Tài, cúi xin đức tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện lòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài

Tiến hành lễ cúng, đọc văn khấn Thần tài nên dựa vào lòng thành kính của gia chủ. Căn cứ vào mong muốn và mục đích cá nhân mà gia chủ có thể kêu cầu những điều cần thiết trong cuộc sống, kinh doanh.

Ngoài ngày Giao thừa, trong ba ngày Tết bạn cũng nên thắp hương thần tài vào mỗi sáng, thường tiến hành lúc 7 giờ, mỗi lần năm nén nhang.

Khi tiến hành thắp hương, cầu khẩn vị Thần Tài nên lau dọn ban thờ, thay nước, chuẩn bị hoa mới. Đặc biệt, trước khi tiến hành đêm Giao thừa nên tắm cho tượng các ngài bằng nước lá bưởi hoặc rượu gừng giúp ban thờ sạch sẽ, tránh ô uế.

Không nên để con nhỏ hoặc chó mèo trong nhà phá khu vực thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa. Đồng thời, chuẩn bị đủ nhang đèn, thành tâm khấn vái để các ngài chứng giám.

Những thông tin này hy vọng có thể cung cấp bạn chi tiết văn khấn Giao thừa ban Thần tài. Việc thờ cúng nên tiến hành đúng chuẩn, thành tâm để thần linh hiểu được và phù hộ cho công việc làm ăn và gia đình.

Rate this post

Comments

comments