COVID-19: Triệu chứng, cách phòng tránh bệnh và điều trị COVID-19

1173

Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới phòng chống dịch bệnh COVID-19 với những diễn biến phức tạp hơn. Để bảo vệ mình và người thân, bạn cần trang bị đầy đủ, chính xác những thông tin khoa học để không bị lây nhiễm, không hoang mang khi phòng tránh bệnh.

Theo thông tin, có nhiều chủng loại virus Corona ở người sẽ gây nên các triệu chứng nghiêm trọng và có khả năng lây lan như MERS-CoV gây nên Hội chứng hộ hấp Trung Đông (MERS), hay SARS-CoV gây nên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Tháng 12/ 2019, chủng virus mới gây dịch bệnh khởi phát từ Vũ Hán – Trung Quốc có tên là COVID-19, trước đó ký hiệu là 2019-nCoV. Hiện nay, thế giới đã ghi nhận hơn 17 triệu ca nhiễm, cướp đi mạng sống của hơn 600.000 người. Đây là đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tình hình kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đã làm công tác phòng tránh dịch rất tốt, trở thành quốc gia ‘an toàn’, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh lây lan ra công đồng. Sau gần 100 ngày không có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, mới đây Việt Nam lại ghi nhận thêm các ca mới với diễn tiến phức tạp.

Để bảo vệ mình tránh khỏi căn bệnh lây nhiễm mang tính toàn cầu này, bạn nên trang bị đầy đủ thông tin, cách phòng tránh bệnh COVID-19 cũng như tuân thủ các hướng dẫn-khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Sự thật về virus Corona gây bệnh ở Vũ Hán

Virus này được ghi nhận khởi phát từ thành phố Vũ Hán thuộc Trung Quốc từ tháng 12/ 2019. Không chỉ tác động đến người dân tại Trung Quốc, căn bệnh này còn lây lan ra nhiều quốc gia, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tình hình kinh tế – xã hội nhiều quốc gia.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay thế giới ghi nhận hơn 17 triệu ca nhiễm với hơn 670.000 người tử vong. Trong đó, 5 quốc gia có số lượng người nhiễm cao nhất là Mỹ (hơn 4.5 triệu ca), Brazil (hơn 2.5 triệu ca), Ấn Độ (hơn 1.5 triệu ca), Nga, Nam Phi…

Tại Việt Nam, từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 22/1/2020 (hai cha con người Trung Quốc từng sống tại Vũ Hán nhập cảnh vào Việt Nam), đến nay đã ghi nhận 509 ca nhiễm bệnh (tính đến ngày 31/7/2020). Trong đó, đã có 369 ca điều trị khỏi, đang điều trị 140 ca, chưa ghi nhận ca bệnh nào tử vong do COVID-19.

Ngày 26/7 vừa qua, Việt Nam phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới sau 99 ngày cả nước không phát sinh ca nhiễm bệnh trong cộng đồng. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn tiến phức tạp với số lượng ca nhiễm tăng lên hàng ngày. Vì thế, để bảo vệ mình và người thân, bạn nên trang bị thật chính xác, đầy đủ thông tin về dịch bệnh, cách phòng tránh và cùng tham gia công tác bảo vệ cộng đồng cùng cả nước và Chính phủ.

Virus Corona gây bệnh ở Vũ Hán là gì?

Virus Corona là loại virus gây nên tình trạng nhiễm trùng ở trong mũi, cổ họng và xoang. Thế giới hiện nay ghi nhận 7 loại virus Corona trong đó có bốn loại là 229E, NL63, OC43 và HKU1. Hai loại khác nữa là MERS-CoV và SARS-CoV có tính nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đã gây nên đại dịch toàn cầu.

Ngoài ra, còn có một loại virus corona nữa thuộc chủng mới được ký hiệu là 2019-nCoV, nCoV (sau đổi tên là SARS-CoV-2) đang gây nên vấn đề sức khỏe trong cộng đồng thế giới hiện nay. Virus này chính là tác nhân gây nên tình trạng viêm phổi cấp khiến hàng triệu người bị nhiễm bệnh, số ca tử vong không ngừng tăng cao.

Là loại virus mới vì thế con người chưa từng có miễn dịch kể cả trường hợp miễn dịch chéo trước đó. Thường các chủng virus corona thường lây nhiễm cho động vật song chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ tấn công các tế bào rồi chiếm lấy bộ máy tế bào gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp. Hơn nữa, virus sẽ chuyển hướng bộ máy để phục vụ nó tạo nên virus mới và gây nên tình trạng lây lan.

Một số triệu chứng khi mắc bệnh như: ho, sốt, gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi những người có bệnh nền mạn tính hay suy giảm miễn dịch thì tình trạng bệnh càng diễn tiến nhanh hơn.

Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh COVID-19 là 14 ngày. Từ là từ khi nhiễm virus SARS-CoV-2 đến lúc phát bệnh là 14 ngày mới có những biểu hiện lâm sàng. Chính điều này khiến cho những biện pháp kiểm soát và phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, các quốc gia đang nỗ lực nghiên cứu vắc xin phòng bệnh để kiểm soát tình trạng tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa ghi nhận được loại vắc xin chính thức nào phòng virus gây bệnh COVID-19.

Một số triệu chứng của bệnh COVID-19

Loại virus này được xác định là nguyên nhân gây nên hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV-2 được phát hiện tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc. Những ngày đầu trong tâm dịch, cơ quan chức năng đã ghi nhận dịch bệnh có mối liên hệ với chợ buôn hải sản và động vật lớn tại địa phương, có thể bệnh lây lan từ động vật sang người.

Tiếp đó, ngày càng nhiều bệnh nhân thông tin không tiếp xúc với chợ hải sản điều này chứng minh bệnh lây từ người sang người. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh COVID-19, nếu bạn đi từ vùng dịch và có những biểu hiện này nên khai báo với cơ quan y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi mắc COVID-19, những triệu chứng của bệnh rất đa dạng từ nhẹ đến nghiêm trọng, không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng nào cho đến những tường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

  • Sốt.
  • Ho.
  • Khó thở.
  • Mệt mỏi.
  • Mất khứu giác.

Một số trường hợp ghi nhận, bệnh không có triệu chứng sốt hay cảm lạnh thông thường song virus vẫn tồn tại trong cơ thể.

Phòng chống bệnh COVID-19 thế nào?

Vấn đề quan trọng để phòng tránh bệnh COVID-19 là thực hiện những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, đeo khẩu trang là điều cần thiết để giúp ngăn chặn cá nhân lây nhiễm bệnh cho người khác.

Bên cạnh đó, đảm bảo giữ tay sạch sẽ. Hàng ngày, tay của chúng ta chạm vào nhiều đồ vật và chắc chắn sẽ chạm vào mặt hay thậm chí vào các thành viên trong gia đình. Điều này khiến virus gây bệnh lây lan. Một số thông tin dưới đây là biện pháp phòng ngừa bệnh COVID-19 phổ biến, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Điều đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi xì mũi hay hắt hơi… Nên tham khảo thông tin về cách rửa tay đúng chuẩn để bảo vệ mình và các thành viên trong gia đình.

– Trường hợp không có xà phòng hay nước, bạn có thể sử dụng các chất khử trùng tay chứa cồn với khoảng 60% cồn. Hãy nhớ rửa tay bằng xà phòng và nước nếu như tay bị bẩn hay nhìn thấy vết bẩn.

– Không được chạm vào mắt, mũi, miệng bằng tay nếu như chưa rửa sạch sẽ.

– Không được tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Nên ở nhà nếu như có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.

– Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.

– Nên đảm bảo các đồ ăn hàng ngày như thịt, trứng được nấu kỹ và hạn chế những khu vực đông người.

– Thường xuyên khử trùng các đồ vật hay trên bề mặt thường xuyên chạm vào.

Điều trị: Trên thực tế hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh COVID-19. Vì thế nếu như có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, đi từ vùng dịch được khuyến cáo hãy liên hệ với Trung tâm kiểm soát bệnh tật hay những cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến các triệu chứng, phòng tránh bệnh COVID-19. Hy vọng, với những chia sẻ này có thể giúp bạn biết cách tự bảo vệ mình và người thân trong nhà. Nếu như có bất cứ triệu chứng nào của bệnh hoặc người thân trong nhà có dấu hiệu của bệnh COVID-19 hãy liên hệ với trung tâm y tế để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Rate this post

Comments

comments