Đừng hỏi vì sao kế toán khó tính, thử đọc 27 việc họ phải làm cuối năm dưới đây khắc rõ

1390

Ai cũng bảo kế toán khô khan, kế toán khó tính, nhưng hãy thử đọc dãy công việc mà họ phải làm vào dịp cuối năm đi rồi bạn sẽ hiểu vì sao họ dễ cáu gắt, mệt mỏi nhé.

1. Quà tết cho công ty

 

Chưa kể đến 1 loại công việc sổ sách và các con số bên dưới, việc chuẩn bị quà tết cho toàn nhân viên công ty cũng là vấn đề nhức đầu. Chuẩn bị quà đúng chi phí lại phải khác biệt so với năm ngoái. Chưa kể, phải tìm nhà cung ứng sản phẩm tốt, chất lượng bởi quà tết gần như là lời chào lời tri ân của công ty đến nhân viên cùng toàn gia đình nhân viên đó. Và đương nhiên việc đó hầu hết đều được giao cho kế toán. Vì: Kế toán cầm tiền mà!

2. Tổ chức liên hoan cho công ty

Khoảng đầu tháng 12 âm lịch, kế toán đã phải tìm hiểu địa điểm, tổng hợp thành viên tham gia tiệc liên hoan cuối năm, sau đó đưa ra bảng chi phí dự tính để sếp duyệt sau đó lại đi làm việc với các bên để có thể tổ chức buổi tiệc liên hoan cuối năm ấm cúng và gắn kết nhất. Nghe thì đơn giản nhưng tìm địa điểm phù hợp với số lượng người, lên chi phí dự trù: quà, thưởng nóng,… và hàng loạt các vấn đề liên quan luôn là điều khiến các kế toán phải đau đầu

3. Lên chi phí thưởng tết cuối năm

Số lượng nhân viên chính thức, tổng hợp KPI và tính toán số tiền thưởng, Nhân viên thử việc, thực tập…. mỗi nhân viên được tính như 1 đầu việc vì chế độ, lương thưởng mỗi người là khác nhau và con số phải thực sự chính xác vì sai sót cuối năm cực nhạy cảm do nhân viên đều rất quan tâm đến con số thưởng tết này

4. Đối chiếu công nợ

 

Đây là phần con số mà Sếp sẽ cực kì quan tâm và kế toán cần đảm bảo số liệu này chính xác tuyệt đối, trường hợp công nợ có sự chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch: Do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Cái này rất quan trọng bởi vì nếu các bạn hạch toán không kịp thời có thể có rủi ro về thuế (ví dụ: Doanh thu ghi nhận muộn thì Thuế truy thu thuế tương ứng bởi phần doanh thu ghi nhận thiếu năm 2017, Nếu chi phí năm 2017 mà các bạn ghi nhận năm 2018 thì chi phí đó không đúng kỳ dẫn tới rủi ro thuế loại trừ chi phí của năm 2018).

5. Tổng hợp nợ khó đòi và lập dự phòng nợ khó đòi với nguyên tắc như sau

Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%, từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%; từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%. Hạch toán: Nợ TK 642/Có Tk 229. Hồ sơ trích lập dự phòng các bạn tham khảo TT 228, trong đó lưu ý kỹ về thư xác nhận là chứng từ nhất quyết phải có để hồ sơ được trừ (trong khi thực tế nó đã khó đòi thì rất khó có thư xác nhận)

6. Kiểm kê tài sản

Thực hiện các công tác kiểm kê tài sản. Nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12/2017 tuy nhiên thực tế đơn vị có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Hầu hết các doanh nghiệp trên biên bản kiểm kê vẫn chốt số liệu kiểm kê là ngày 31/12/2017 mặc dù thực tế có thể khác.

7. Xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị…để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bảng trích lập, xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ Tài khoản, tên HTK, mã hàng. Thông thường đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

Hạch toán nợ 632/Có 229 (phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập)

8. Hồ sơ trích lập dự phòng HTK phải chặt chẽ theo TT 228, nếu ko đáp ứng yêu cầu của TT 228 thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

9. Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

10. Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không? để xác định tính hợp lý của chi phí lãi vay. Nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì lãi vay khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay

11. Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng: Nguyên tắc phải khớp. Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng

12. Trích trước các khoản chi phí phải trả (những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả…). Bút toán: Nợ TK 6xx/Có TK 335. Sang năm có chứng từ thì hoàn lại Nợ 335/Có TK liên quan: 111,112,331…)

13. Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm, bút toán nợ TK 1388/Có TK 515. Sang năm nhận lãi hạch toán lại : Nợ 112/Có 138 rồi hạch toán thêm phần lãi chưa hạch toán dự thu, nợ 112/Có 515

14. Chạy phân bổ khấu hao, phân bổ TK 242 của tháng 12 (nếu bạn thống nhất phân bổ theo hằng tháng)

15. Chạy giá hàng tồn kho tháng/quý/năm: tùy DN áp dụng nhất quán như thế nào thì chạy như thế đó

16. Mã số thuế và thuế thu nhập cá nhân cho toàn nhân viên công ty:

Lưu ý cá nhân cư trú/không cư trú (không cư trú thường là người nước ngoài, các bạn tham khảo TT 111 để rõ hơn về khái niệm cư trú và không cư trú) ; điều kiện ủy quyền quyết toán. Lưu ý đặc biệt, cá nhân làm 2 nơi thì ko thuộc điều kiện ủy quyền quyết toán.

17. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ.

Lưu ý ko đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131, dư nợ TK 331 (trừ khi hợp đồng kinh tế bị hủy ngang), sở dĩ TT 200 không quy định đanh giá các khoản số dư ứng trước là vì công nợ ứng trước không được hoàn trả bằng tiền mà là bằng hàng hóa và dịch vụ.

Nếu lỗ hạch toán: Nợ 413/Có 131, 331,111,112…

Nếu lãi hạch toán: Nơ 131,331,111,112/Có 413…

Sau khi hạch toán xong xuôi, số dư 413 còn bao nhiêu thì hạch toán kết chuyển sang 515 hoặc 635

Lưu ý: Lãi/lỗ do đánh giá tiền và các khoản phải thu là không tính thuế nên khi quyết toán thuế TNDN cần tách rõ lãi/lỗ của khoản này ra khỏi lãi/lỗ của việc đánh giá số dư ngoại tệ phải trả.

18. Nộp tờ khai thuế tháng 12/2019 hoặc quý IV/2019:

Hạn ngày 20/01 nếu khai tháng, ngày 30/01/2020 nếu kê theo quý: Thuế GTGT, TNCN,Báo tình hình sử dụng hóa đơn v.v…Việc xác định kê khai theo tháng hay quý các bạn lưu ý các từ khóa : kỳ áp dụng 3 năm, Liên quan thuế GTGT ghi nhớ mốc 50 tỷ, liên quan thuế TNCN lưu ý mốc 50 triệu tiền thuế khấu trừ (tuy nhiên nếu thuế GTGT kê theo quý thì thuế TNCN chắc chắn kê khai tạm tính theo quý, khi Thuế GTGT kê khai theo tháng thì khi đó mới xét mốc 50 triệu)

Đầu năm 2020 nộp phí môn bài, deadline 30/01/2020, nếu từng nộp tờ khai một lần rồi thì giờ không cần nộp nữa nếu không có sự thay đổi về mức đóng.

19. Kết chuyển kết quả kinh doanh, sử dụng TK 911:

Bút toán: Nợ 511,515,711/Có 911; Nợ 911/Có 632,635,641,642,811…Phần dư còn lại trên 911 kết chuyển vể TK 421: Nguyên tắc các tài khoản từ loại 5 trở đi thì ko có số dư cuối kỳ.

20. Xác định chi phí không hợp lý hợp lệ để đưa vào B4 khi quyết toán thuế TNDN:

Nên tổng hợp thành một file excel lưu lại đề phòng sau này cần xem lại: nhiều kế toán sau này thuế về kiểm tra yêu cầu cung cấp thì ko biết trước đây mình đã loại trừ những chi phí gìà Thiệt cho doanh nghiệp nếu cơ quan thuế loại trừ trùng lần nữa.

21. Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác như cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế khác, thu nhập từ đánh giá CLTG từ các khoản tiền và phải thu…(nên lưu file excel lại hoặc ghi rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính)

22. Quyết toán thuế TNDN (hạn 90 kể từ năm kết thúc năm tài chính), lưu ý đối với công ty có vốn FDI/đại chúng/niêm yết phải có Báo cáo kiểm toán. Hạch toán thuế: Nợ 821/Có 3334

23. Quyết toán thuế TNCN (hạn 90 kể từ năm kết thúc năm tài chính)

24. Làm Báo cáo Tài chính cho năm 2019 ( Với DN áp dụng theo TT 200: Bảng CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh, còn đối với DN Áp dụng TT 133 cần thêm Bảng CĐ tài khoản khi nộp cho cơ quan thuế, còn LCTT thì khuyến khích nhưng không bắt buộc)

25. Nộp các loại thuế sau khi trừ đi các khoản thuế đã tạm nộp trước, hạn nộp thuế cũng là hạn nộp tờ khai. Ví dụ VAT hạn nộp tờ khai ngày 20 tháng sau thì ngày 20 cũng là ngày cuối cùng phải nộp thuế, nếu nộp thuê sau ngày

26. Nộp các loại báo cáo,Thống kê khác nộp cho các cơ quan liên quan

 

Nguồn: Sáng Nguyễn ( Đà Nẵng)

Tổng hợp : Jamja.vn

Rate this post

Comments

comments