Cùng chữa bệnh bằng món gà hầm ngải cứu gạo nếp thơm ngon, hấp dẫn

8637

Món gà hầm ngải cứu gạo nếp là món ăn bổ dưỡng được sử dụng cho người mới ốm dậy, trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Bạn sẽ phải ngạc nhiên về chất lượng của món ăn này cũng như dưỡng chất mà chúng mang đến.

Gà hầm với ngải cứu có lẽ là món ăn quen thuộc đối với mọi người. Đây là món ăn cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào vì thế rất thích hợp đối với người mới ốm dậy, cần bồi bổ sức khỏe hoặc người lớn tuổi, trẻ nhỏ cần được chăm sóc thêm bữa ăn hàng ngày.

Ngải cứu kết hợp với gạo nếp và ngải cứu, được hầm nhừ sẽ là liều thuốc hữu hiệu điều trị nhiều loại bệnh một cách tuyệt vời nhất. Đặc biệt hơn, món ăn này cũng dễ dàng chế biến với những nguyên liệu quen thuộc, thường xuất hiện trong mâm cơm của gia đình.

Nhưng liệu rằng bạn đã nắm được công thức chế biến món ăn bổ dưỡng này hay chưa? Đâu mới là công thức món gà hầm ngải cứu gạo nếp đúng chuẩn? Nếu quan tâm đến món ăn tuyệt vời này mời bạn tham khảo một số chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe con người

Rất nhiều người đều biết rằng, ngải cứu là một loài cây thuốc quý có thể chữa bệnh. Trong sách y học cổ truyền được ghi lại, ngải cứu có tác dụng vượt trội, được coi là một giống thuốc nam, rất tốt cho sức khỏe con người. Sử dụng cây ngải cứu thường xuyên sẽ giúp chữa bệnh cho tất cả giới tính và lứa tuổi như giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt tốt, phụ nữ mang bầu được an thai, trị mụn, trị nóng, và có thể lưu thông máu,…

Ngải cứu đơn thuần chỉ là một loại cây cỏ, trước đây mọc hoang rất nhiều, thường ở các mô đất hoang, ruộng đồng. Bạn có thể nhận ra ngay chúng vì ngải cứu hay mọc thành từng khóm và thành hàng. Lá ngải cứu nhìn qua sẽ thấy chúng không có cuống, hai mặt lá có màu xanh nhạt đậm khác nhau. Mặt trên thường nhẵn, màu xanh sẫm. Mặt dưới lại không nhẵn như mặt trên, màu xanh lục hơi thiên về trắng tro, nhìn kĩ sẽ thấy có lông nhỏ. Ngày nay, ngải cứu được trồng ở rất nhiều nơi và với quy mô lớn hơn trước đây rất nhiều. Một số gia đình Việt Nam còn trồng tại vườn nhà mình để dùng dần.

Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe con người-1

Tác dụng đầu tiên của ngải cứu có thể kể đến là chúng giúp cho chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt tốt, tránh đau bụng kinh. Đối với phụ nữ, những ngày gần đến kì, triệu chứng đau bụng kinh rất hay xảy ra có thể bình thường hay có thể dữ dội. Đau bụng kinh có thể coi là nỗi ám ảnh của nhiều cô gái. Với bài thuốc với lá ngải cứu, chị em sẽ được giải quyết nỗi lo mà bấy lâu nay không có cách cứu chữa. Đối với người hay đau bụng kinh, mỗi ngày uống một chén lá ngải sắc đặc với nước nóng, chia làm 3 phần uống trong ngày, uống thường xuyên. Đối với người kinh nguyệt không đều, bắt đầu chu kì kinh thì bạn nên sắc ngải cứu khô với 200ml nước nóng, sắc đến khi còn nửa phần nước, thêm một chút đường để uống cho bớt đắng, một ngày chỉ cần uống 2 lần.

Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe con người-2

Ngoài ra, ngải cứu còn giúp cho phụ nữ mang bầu được an thai. Trong quá trình thai nghén, nếu phụ nữ thấy hiện tượng đau bụng thường xuyên và hay ra máu thì nên nằm lòng ngay công thức nước ngải cứu. Ngải cứu tươi cùng với lá tía tô, sắc cùng 600ml nước, đến khi thấy còn một bát nước con là được, một ngày nên uống 3 lần. Uống nước ngải cứu sẽ giúp an thai, an toàn cho em bé trong bụng.

gà hầm ngải cứu gạo nếp

Lá ngải cứu thêm một tác dụng nữa đó chính là sơ cứu vết thương bị chảy máu. Khi không có dụng cụ băng bó hay thuốc kháng sinh, bạn nên tìm ngay một bó lá ngải cứu. Đầu tiên dùng chày giã nát lá ngải cứu tươi, thêm vào đó một chút muối hạt. Sau đó vo thành những viên nhỏ, đắp trực tiếp lên vết thương. Như vậy máu sẽ được cầm lại ngay lập tức và có khả năng giảm đau nhanh chóng.

Đối với những người bị nóng gan nên hay xảy ra nổi mụn và mẩn ngứa, lá ngải cứu vô cùng hữu hiệu. Với người đang bị nổi mụn, dùng lá ngải cứu tươi đã được rửa sạch, sau đó giã nát, đắp trực tiếp lên mặt. Để mặt nạ ngải cứu trong khoảng 15 đến 20 phút sau đó rửa sạch. Một tuần nên àm 2 lần. Ngải cứu chữa mẩn ngứa rất tốt, ngải cứu tươi vắt lấy nước, bôi lên ngay vết bị mẩn ngứa và những chỗ bé bị hăm tã.

Lá ngải cứu còn có tác dụng rất lớn đến với người cao tuổi. Ngải cứu như thần dược có thể hỗ trợ cho việc điều trị đau thần kinh tọa, xương khớp bị mỏi và thiếu máu lên não. Công thức lá ngải cứu tươi, giã nát, thêm vào đó chút mật ong, dùng khăn vải màn lọc lấy nước để uống. Uống hỗn hợp này trong khoảng 2 tuần, tần suất là 2 lần 1 ngày (buổi trưa và buổi chiều).

Công thức với ngải cứu để bổ máu và lưu thông máu này có thể quen thuộc nhất với mọi người. Thỉnh thoảng trong bữa cơm gia đình Việt Nam hay xuất hiện món trứng ngải cứu. Ngải cứu tươi rửa sạch, sau đó thái thật nhỏ, cho vào bát rồi đánh tan với trứng gà, nêm gia vị cho vừa miệng rồi cho vào chảo rán. Rán vàng, khi chín thì thưởng thức cùng cơm nóng.

Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe con người-3

Ngải cứu rất tốt, tuy nhiên cũng có tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Nếu bạn sử dụng ngải cứu trong một thời gian quá dài, dây thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, tay chân sẽ dễ bị run rẩy, nặng hơn là dẫn tới co giật. Nghiêm trọng hơn là các tế bào não sẽ bị tổn thương và có thể để lại di chứng.

Gà hầm ngải cứu có tác dụng như thế nào cho bà bầu và mọi người

Gà hầm ngải cứu gạo nếp là một bài thuốc hữu hiệu được ông bà ta sử dụng từ xưa đến nay. Gà hầm ngải cứu có tác dụng bổ gan thận, dưỡng âm ích khí. Món ăn bổ dưỡng này không chỉ dành cho phụ nữ mang thai mà còn cho mọi người. Từ những người già yếu, suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn kém đến tiêu chảy, phù nề, những người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, rong kinh,…

gà hầm ngải cứu gạo nếp-1

Món gà hầm ngải cứu gạo nếp là sự kết hợp giữa thịt gà vị ngọt, ngải cứu hơi đắng cùng gạo nếp bùi bùi. Các hương vị dung hòa nhau tạo nên món hầm dễ ăn lôi cuốn. Thịt gà có tính ôn, tác dụng đến bổ can thận. Theo các nhà khoa học hiện đại, thịt gà có chứa gần 20 loại axit amin, giúp cho sự tăng sức đề kháng, chống được sự mệt mỏi, hệ miễn dịch được cải thiện, chống lại được bệnh tật âm ỷ trong cơ thể.

Gà hầm ngải cứu gạo nếp-2

Hạt sen có thể được coi là nguyên liệu không thể thiếu của món gà hầm ngải cứu. Hạt sen cũng là loại thuốc nổi tiếng trong dân gian. Tác dụng của hạt sen đó chính là an thần, chống mất ngủ, đẹp da, tránh cho những hiện tượng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể,… Thêm vào đó là khởi tử- một vị thuốc rất quý. Khởi tử giúp sáng mắt, tránh hiện tượng bị chóng mặt, hoa mắt, làm giảm sự đau đầu gối, mỏi xương, bốc hỏa ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh,…

gà hầm ngải cứu gạo nếp-3

Ngải cứu cũng chính là phương thuốc và nguyên liệu chính của món này. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được ngay vị đắng, có đôi chút cay cay. Ngải cứu có tính ấm nên có thể điều hòa khí huyết, an thai và cầm máu rất tốt. Món gà hầm ngải cứu gạo nếp chính là sự kết hợp hoàn hảo của từng loại thuốc bắc quen thuộc của người Việt. Từng nguyên liệu của món ăn này lại là một loại thuốc quý, chúng hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn bổ dưỡng không có gì bằng.

Cách hầm gà với ngải cứu và gạo nếp tốt cho bà bầu và em bé

Cách làm món gà hầm ngải cứu gạo nếp là một công thức khá quen thuộc, món ăn bổ dưỡng tốt cho mọi người. Món ăn thơm ngon này là sự kết hợp của gà, ngải cứu cùng với các loại thuốc Bắc. Thịt gà chứa nhiều protein, chất béo rất ít, đặc biệt là khi ăn sẽ dễ hấp thụ và tiêu hóa nhanh chóng, giúp duy trì sự phát triển của cơ thể, cơ bắp. Ngải cứu thì giúp lưu thông máu, giảm mụn nhọt, làm da trắng hơn ở chị em phụ nữ. Các loại thuốc Bắc bồi bổ cho cơ thể, an thần và ngủ ngon hơn. Ngoài ra còn có sự kết hợp của gạp nếp, giúp cho món ăn thơm ngậy hơn rất nhiều. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau, tạo nên món ăn vô địch “vua của các món ăn bổ”.

gà hầm ngải cứu gạo nếp-4

Nguyên liệu làm gà hầm ngải cứu gạo nếp

  • Gà ri: 1 con nhỏ khoảng 500g đến 700g (nếu không có gà ri bạn có thể thay thế bằng gà ác)
  • Lá ngải cứu: 2 mớ
  • Thuốc Bắc (ở ngoài chợ có bán sẵn gói thuốc nhỏ đủ các loại thuốc để làm món hầm)
  • Gạo nếp
  • Đậu xanh
  • Hạt sen
  • Các gia vị đi kèm: muối, giấm gạo

gà hầm ngải cứu gạo nếp-5

Các bước hoàn thành món gà hầm bổ dưỡng

Bước 1: sơ chế các nguyên liệu:

Bạn nên mua luôn những con gà ri đã được làm sạch lông rồi để khi về nhà sẽ không mất quá nhiều thời gian. Muốn món gà hầm được đẹp mắt thì bạn không nên mổ phanh bụng con gà ra, thay vào đó bạn chỉ được khoét một phần ở phía cuối con gà. Sau đó dùng tay để lôi hết các bộ phận bên trong con gà ra. Bạn có thể giữ lại nội tạng để xào mướp cũng được. Khi khoang bụng đã rỗng thì dùng muối hạt xát vào thân và bên trong con gà để loại bỏ mùi hôi. Tiếp tục rửa gà qua một chút giấm gạo. Cuối cùng là rửa sạch gà với nước, rồi để rổ cho ráo.

gà hầm ngải cứu gạo nếp-6

Ngải cứu chỉ nhặt lại những phần lá non ở trên đầu, bỏ ngay đi những lá già và úa. Sau đó rửa sạch lại với nước khoảng 3 đến 4 lần. Pha dung dịch nước muối loãng, cho ngải cứu vào ngâm. Để ngải cứu trong nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra để cho ráo.

gà hầm ngải cứu gạo nếp-7

Gạo nếp và đậu xanh vò qua một lần, rồi nên ngâm từ trước để khi chế biến sẽ nhanh nở hơn. Hạt sen rửa sạch, rồi ngâm với nước ấm khoảng 15 phút. Vớt gạo nếp, đậu xanh cùng hạt sen ra rồi để ráo.

Bước 2:

Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tô lớn. Cho gạo nếp, đậu xanh, hạt sen cùng với vài ngọn lá ngải cứu tươi được thái nhỏ vào bát rồi trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau. Thêm một chút muối vào hỗn hợp vừa trộn được.

gà hầm ngải cứu gạo nếp-8

Nhồi vào bụng con gà tất cả hỗn hợp gồm gạp nếp, đậu xanh, hạt sen, ngải cứu. Khi thấy bụng con gà đã gần đầy thì thêm một chút ngọn ngải cứu vào trong. Sau đó bịt kín bụng con gà lại, bạn có thể dùng tăm xuyên qua phần da để cố định, hoặc dùng kim chỉ khâu tạm thời để nguyên liệu bên trong không bị rớt ra ngoài.

Bước 3:

Phần lá ngải cứu tươi còn sót lại thì trải hết xuống đáy nồi, bạn nên tràn đều các lá ngải cứu ra. Đổ hết gói thuốc Bắc đã chuẩn bị vào, phủ trên lá ngải cứu. Lúc này bạn mới đặt gà vào trong nồi, phủ bên trên con gà là một lớp ngải cứu nữa. Tác dụng của việc xếp ngải cứu ở dưới và trên cùng của con gà giúp cho trong quá trình nấu chín, ngải cứu tiết ra mùi thơm, ngấm đều vào gà. Nêm vào nồi một chút muối, mắm nguyên chất, hợp khẩu vị là được.

gà hầm ngải cứu gạo nếp-9

Bước 4:

Chuẩn bị một chõ hấp lớn, đổ một phần nước vào trong. Sau đó đặt nồi gà vào chõ, đặt chõ lên bếp để bắt đầu hầm gà. Thời gian gà nhanh nhừ hay không phụ thuộc rất lớn vào trọng lượng con gà mà bạn chuẩn bị. Theo như bình thường, bạn sẽ mất khoảng đến 1 giờ đồng hồ để gà mềm, các nguyên liệu được ngấm vào thịt gà.

gà hầm ngải cứu gạo nếp-10

Sau 1 tiếng là món gà hầm ngải cứu gạo nếp đã hoàn thành. Xắt gà ra thành những miếng vừa ăn, sau đó múc ra bát tô, thưởng thức ngay khi gà còn đang nóng. Gà hầm nên ăn mỗi tuần 2 đến 3 lần nếu như bạn đang ốm yếu, muốn sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.

Cách hầm gà với tam thất vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng

Món gà hầm cùng tam thất cũng như gà hầm ngải cứu gạo nếp, vừa là một món ăn thơm ngon thanh đạm, vừa là một bài thuốc quý cho mọi lứa tuổi. Tam thất là loại thuốc được hay dùng trong Đông y với nhiều tác dụng hữu ích như tuần hoàn máu, tránh hạ đường huyết, kháng viêm, chống khuẩn,… Đối với phụ nữ sau khi sinh, tam thất còn được coi là một loại thần dược với một danh sách công thức chế biến thành món ngon mà đặc biệt nhất là gà hầm tam thất.

Thịt gà ngon nhất là gà mái tơ, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất sắt, photpho và canxi tốt cho sức khỏe con người. Hãy trổ tài vào bếp để nấu ngay món gà hầm tam thất cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.

Cách hầm gà với tam thất-1

Các nguyên làm gà hầm tam thất

  • Gà: 1 con có trọng lượng khoảng 600g đến 700g, nên chọn gà mái tơ
  • Tam thất: 10g
  • Long nhãn: 10g
  • Kỉ tử: 10g
  • Táo tàu: 10 trái
  • Rượu trắng
  • Gừng tươi
  • Các loại gia vị: mắm, muối

Cách hầm gà với tam thất-2

Các bước hoàn thiện món gà hầm tam thất

Bước 1: sơ chế nguyên liệu:

Muốn món gà hầm được đẹp mắt thì bạn không nên mổ phanh bụng con gà ra, thay vào đó bạn chỉ được khoét một phần ở phía cuối con gà. Sau đó dùng tay để lôi hết nội tạng bên trong con gà ra. Khi khoang bụng đã rỗng thì dùng muối hạt xát vào thân và bên trong con gà để loại bỏ mùi hôi. Dùng một chút gừng băm nhuyễn và rượu trắng xoa khắp trên thân con gà, xoa thật kĩ và đều tay cho gà được sạch nhất. Cuối cùng là rửa sạch gà với nước, rồi để rổ cho ráo.

Rửa sạch kỉ tử và táo tàu với nước, vớt ra rổ rồi để cho ráo nước.

Cách hầm gà với tam thất-3

Bước 2:

Gà đã được mổ bụng rồi làm sạch. Lúc này bạn nên nhồi vào bụng gà các loại thuốc Bắc đã chuẩn bị sẵn: cho tam thất cùng với long nhãn, kỉ tử và táo tàu vào. Nguyên liệu cho vào bụng gà cần chuẩn như lượng đã chuẩn bị ban đầu. Đặt ngửa con gà rồi để vào bát tô. Với cách này bạn không cần phải khâu bụng của gà lại.

Bước 3:

Chuẩn bị một nồi đủ to để chứa vừa con gà. Đổ một lượng nước vào trong nồi, bật lửa lớn rồi đun sôi nước. Khi thấy nước đã sôi thì đặt bát đang đựng con gà vào trong nồi. Với cách như vậy thịt gà sẽ vẫn giữ được nước và độ ngọt nguyên thủy. Hấp với lửa không quá to cũng không quá nhỏ, hấp gà trên bếp khoảng 2 đến 3 giờ để đảm bảo cho gà được chín mềm.

Khi gà đã chín thì tắt bếp, đặt ra ngoài. Cho gà vào bát khác, thưởng thức ngay khi gà còn nóng. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay được món gà hầm tam thất ngon ngất ngây đem theo nguồn chất dinh dưỡng dồi dào. Khi ăn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt và độ mềm của thịt gà quyện trong hương thơm của những vị thuốc Bắc. Hãy lưu ngay công thức này vào thực đơn của gia đình mình nhé.

Cách hầm gà với tam thất-4

Trên đây là cách làm gà hầm ngải cứu gạo nếp cùng với cách hầm gà với tam thất. Chúc các bạn thành công trong hai món ăn với gà này nhé.

XEM THÊM

>>> Trà sữa Heytea khuyến mãi mua 1 tặng 1 không thể hot hơn. Truy cập JAMJA.vn lấy mã nhanh kẻo hết nào!
>>> Thưởng thức Trà sữa Heekcaa by Heytea… thơm ngon cùng loạt khuyến mãi hot hòn họt

>>> Sữa đậu nành Soya Garden dành tặng hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn, mua 1 tặng 1

4/5 - (2 votes)

Comments

comments