Bí quyết nấu gà hầm thuốc bắc ngải cứu bổ dưỡng, dễ ăn

8078

Học ngay cách gà hầm thuốc bắc ngải cứu cực đơn giản để tẩm bổ cho cả gia đình theo công thức dưới đây nhé.

Không chỉ là món ăn ngon, lạ miệng mà gà hầm thuốc bắc ngải cứu là bài thuốc hữu hiệu để chữa các bệnh lạ và tăng cường sức khỏe cho mọi người trong những ngày thời tiết giao mùa.

Gà tần thuốc bắc ngải cứu có tác dụng gì?

Món gà hầm thuốc bắc ngải cứu là một trong những món vừa ngon, vừa bổ dưỡng. Món này có nguồn gốc từ Trung Quốc, đất nước nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ các vị thuốc đông y. Ngày nay, món gà hầm không những là món ngon được nhiều người yêu thích mà nó còn là một trong những bài thuốc chưa bệnh dân gian rất tốt cho sức khỏe của những người mới ốm dậy.

gà hầm thuốc bắc ngải cứu có nhiều giá trị dinh dưỡng

Tuy được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời nhưng thật ra gà gầm với thuốc bắc và ngải cứu có tác dụng gì? Thực chất món này có công hiệu ra sao thì rất ít người biết.

Món gà hầm ngải cứu và thuốc bắc là món được nấu từ gà, đặc biệt là gà ác với các loại thuốc đông y và rau ngải cứu. Chính vì vậy, món này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, các nguyên tố vi lượng, các chất khoáng, chất béo… có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, làm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Tùy vào loại thuốc bắc mà các bạn dùng để hầm với gà, món gà hầm ngải cứu thuốc bắc sẽ có công hiệu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc nấu cùng với gà đều có công dụng điều hòa kinh nguyệt, an thần, tăng cường sức khỏe.

Theo như một nghiên cứu của một trường đại học tại Mỹ, món gà hầm có tác dụng đánh tan máu tụ, phù nè hay làm lãng dịch tiết, làm giảm tình trạng tác mũi, chữa cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, món gà hầm thuốc bắc và rau ngải cứu thường nấu cho người mới ốm dậy, người bị các bệnh về tim và đặc biệt là phụ nữ có bầu hay cho con bú.

Cách làm gà hầm thuốc bắc ngải cứu

Để giúp cho các bạn hiểu thêm về cách nấu món gà hầm thuốc bắc ngải cứu, JAMJA’s BLOG sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món này với các cách vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.

Món gà hầm bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt.

Cách hầm gà với thuốc bắc để điều hòa kinh nguyệt và bổ khí huyết dành cho những người thiếu máu, mất máu. Chuẩn bị những nguyên liệu sau và học cách làm cùng với JAMJA’s BLOG thôi nào.

Nguyên liệu cần chuẩn bị.

Gà (1 con)
Ngải cứu (1 – 2 mớ)
Củ niễng (1 củ)
Đậu đen (200 gram)
Đương quy.
Ký tử.
Thục địa.
Gừng tươi.

Cách chế biến.

Bước 1. Gà sau khi mua về, rửa sạch rồi ngâm qua rượu trộn gừng khoảng 2 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch để gà không bị hôi.

rửa sạch gà

Bước 2. Chặt gà thành từng miếng hoặc để nguyên con nếu bạn dùng gà nhỏ vào nồi.

Bước 3. Ngải cứu bỏ rễ rồi nhặt sạch. Rửa lại ngải cứu rồi để vào rổ cho ráo nước. Gừng cạo sạch vỏ rồi đập dập.

Bước 4. Cho các củ niễng, đậu đen, đương quy, ký tử, thục địa và gừng tươi vào nồi thịt gà. Cho thêm 2 thìa hạt nêm rồi ướt khoảng 1 tiếng.

Bước 5. Cho nồi lên bếp rồi đun với lửa liu riu đến khi thấy thịt gà mềm thơm thì cho rau ngải cứu vào nồi. Đậy nắp rồi đun tiếp 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 6. Cho gà hầm cùng với các loại thuốc bắc và rau ngải cứu ra bát sau đó dùng khi còn nóng.

gà hầm thuốc bắc rau ngải

Lưu ý: Sau khi cho rau ngải cứu vào nồi, các bạn không nên dùng đũa đảo rau nhiều lần để tránh tình trạng rau nát. Khi ăn nhìn món gà hầm không được thơm ngon và đẹp mắt.

Món gà hầm an thần.

Gà hầm thuốc bắc và ngải cứu là món nước vô cùng bổ và tốt cho sức khỏe. Sau đây, JAMJA’s BLOG sẽ hướng dẫn các bạn cách hầm gà dùng để an thần dành cho những người bị suy nhược và những người mới ốm dậy. Cách làm như sau.

Nguyên liệu cần chuẩn bị.

Gà (1 con)
Táo hồng.
Bạch nhược.
Liên tử.
Rau ngải cứu.

Cách chế biến.

Bước 1. Gà sau khi mua về, sơ chế lại sau đó rửa sạch gà. Rau ngải vứu bỏ rễ, rửa qua với nước sạch sau đó để ráo nước.

Bước 2. Chặt gà thành các miếng hoặc để nguyên con nếu bạn mua gà nhỏ. Cho gà vào bát rồi cho hạt nêm, nước mắm vào. Ướp gà khoảng 30 phút để thịt gà ngấm đều các gia vị.

Bước 3. Cho gà vào nồi cùng với táo hồng, bạch nhược, liên tử rồi ướp khoảng 1 tiếng.

Bước 4. Cho chút nước sôi vào nồi rồi bắc lên bếp, đun đến khi nước gần cạn thì cho rau ngải cứu vào. Đun thêm 5 – 10 phút sau đó tắt bếp.

Bước 5. Cho món gà hầm ra bát rồi thưởng thức khi còn nóng.

Xem thêm: 

Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng

Nguyên liệu

Đùi gà (cánh gà): 4 cái
Ngải cứu
Gừng, nghệ
Gói gia vị thuốc bắc

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:

– Trộn đều thịt gà với muối trước khi rửa sạch với nước.
– Lột vỏ củ gừng và nghệ, sau đó thái thành những lát mỏng.
– Rửa sạch ngải cứu để loại bỏ bụi bẩn và cắt nhỏ.
– Rửa sạch và thái nhỏ gói gia vị thuốc bắc.

Hầm gà:

Gà mang đi luộc hoặc nướng sơ qua khoảng 3-5 phút. Việc này giúp phần thịt bên ngoài của gà được dai hơn, phần da có độ đàn hồi tốt hơn. Do đó, khi tần với ngải cứu trong thời gian dài, gà sẽ không bị nát và hương vị sẽ thơm ngon hơn.

Chuẩn bị một nồi hầm gà có kích thước phù hợp với số lượng nguyên liệu. Cho thịt gà, ngải cứu, gừng, nghệ lát mỏng và gia vị thuốc bắc vào nồi. Sau đó, nêm nếm hạt nêm, mì chính,… sao cho vừa ăn.

Sử dụng một nồi khác to hơn nồi hầm gà, đổ khoảng 500ml-600ml nước vào. Tiếp đó, đặt nồi hầm gà vào nồi to và hấp cách thủy trong vòng một giờ. Sau một giờ, để kiểm tra xem gà đã được nhừ chưa, bạn có thể dùng đũa chọc vào miếng thịt. Nếu đũa xuyên qua được thịt dễ dàng thì gà đã được nhừ.

gà tần ngải cứu

Với các bước thực hiện này, bạn sẽ có được món gà tần ngải cứu thơm ngon, giòn dai và không bị đắng.

Xem thêm:

Gà hầm thuốc bắc hạt sen, nấm hương

Nguyên liệu

1 con gà ác trọng lượng khoảng 800gr-1kg
100g hạt sen
Các loại thuốc bắc như kỳ tử, long nhãn, đẳng sâm, táo đỏ khô, đương quy, nấm đông trùng hạ thảo khô, hoàng quỳ (mỗi loại khoảng 5g), hoặc bạn có thể sử dụng gói thuốc bắc hầm gà sẵn có để thay thế.
50g táo tàu, 1 nhánh gừng, 50g nấm rơm, 50g nấm hương
Hành lá, rau ngò, hành tỏi khô
Gia vị

Cách thực hiện

Rửa sạch gà và chà xát bằng muối và gừng để loại bỏ mùi tanh. Rửa sạch các loại thuốc bắc và để ráo nước. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái thành lát mỏng. Băm nhuyễn hành tỏi.
Ướp gà với hạt nêm, muối, tiêu, ớt bột và hành tỏi băm nhuyễn trong khoảng 30 phút.

Rửa sạch hạt sen, ngâm mềm và tách bỏ phần mầm đắng bên trong hạt.

Cho gà vào nồi và thêm các nguyên liệu thuốc bắc, gừng, nấm hương, hạt sen vào, đổ nước xấp xỉ mặt gà. Đun nồi gà với lửa lớn đến khi nước sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn và giảm lửa xuống để hầm trong khoảng 2 tiếng.

gà hầm hạt sen nấm hương

Sau khi nấu chín, múc gà ra bát và thưởng thức khi còn nóng để thưởng thức món ăn được trọn vị.

Cách làm gà hầm thuốc bắc cho bà đẻ

Nguyên liệu

1 con gà mái hoặc có thể thay thế bằng loại gà ác nếu thích.
1 gói hầm thuốc bắc, có thể tìm thấy tại các tiệm thuốc y học, đông y hoặc các sạp gia vị tại chợ. Thông thường, khi mua tại chợ, các sạp gia vị sẽ đóng thuốc bắc sẵn trong một hộp nhựa nhỏ. Bạn có thể mua 2 hoặc 3 gói để nấu nếu muốn có hương vị đậm đà hơn. Nếu mua ở các tiệm thuốc đông y, y học cổ truyền, thuốc bắc sẽ được hốt theo thang.
Gia vị: mắm, hạt nêm,…

Cách làm

Cho gà vào đun sôi. Gà có thể để nguyên con hoặc chặt thành từng miếng lớn tùy vào sở thích của bạn. Sau đó, hãy cho một ít muối vào nồi.

Khi nước sôi, bạn hãy vớt bọt bỏ và để lửa nhỏ để hầm gà cho đến khi gà mềm. Sau đó, nêm lại nước cho vừa ăn. Nếu bạn muốn nước súp thơm ngon hơn và có hương vị của thịt gà và thuốc bắc, đừng để nước trong nồi quá cạn. Bạn có thể thêm một ít nước dừa tươi vào khi hầm để nước súp thơm ngon và hấp dẫn hơn.

gà hầm thuốc bắc cho bà đẻ

Sau khoảng một giờ, hãy dùng đũa xâm qua gà để kiểm tra xem thịt gà đã mềm chưa. Nếu đã mềm, hãy vớt gà ra thưởng thức cùng với nước. Bạn có thể chấm thêm muối, tiêu, chanh nếu muốn. Chúc bạn thành công và thưởng thức món gà hầm thuốc bắc thơm ngon!

Lưu ý khi nấu món gà hầm ngải cứu thuốc bắc.

Như chúng ta đã biết, món gà hầm thuốc bắc ngải cứu là món rất bổ dưỡng. Nếu bạn bị các bệnh về huyết áp hay thiếu máu, viêm nhiễm… thì món gà hầm sẽ là phương thuốc chữa bệnh dân gian tuyệt vời. Tuy nhiên, khi nấu và dùng món này, các bạn cần phải đặc biệt chú ý những điều sau.

+ Món gà hầm thuốc bắc và ngải cứu có rất nhiều chất dinh dưỡng nên các bạn không nên dùng quá nhiều và thường xuyên. Thường thì chúng ta nên ăn 2 lần trong 1 tuần đối với người lớn và 1 lần trong 1 tuần đối với trẻ con.

+ Khi nấu món gà hầm với thuốc bắc ngải cứu. Các phương thuốc hầm cùng phải theo một liều lượng nhất định và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn là người bị bệnh.

+ Không nên cho rau ngải cứu hầm cùng với gà và thuốc bắc mà chỉ khi gà gần chín mới cho vào. Như vậy rau ngải cứu sẽ không bị nát và thịt gà không bị đắng.

Trên đây là các kinh nghiệm nấu cũng như dùng món gà hầm thuốc bắc ngải cứu. Cách nấu món này vô cùng đơn giản, không tốn nhiều công sức nên nếu có thời gian, các bạn hãy nẫu thử xem sao nhé. Hãy chiêu đãi cả nhà bạn bằng món ăn bổ dưỡng này vão mỗi tối cuối tuần để mọi thành viên của gia đình bạn luôn mạnh khỏe mỗi ngày.

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 vote)

Comments

comments