Hướng dẫn sắm lễ và chi tiết văn khấn giao thừa trong nhà

450

Việc chuẩn bị rõ ràng mâm cúng và bài văn khấn giao thừa trong nhà giúp bạn tiến hành lễ nghi đúng với phong tục, tập quán, thể hiện lòng thành với các bậc tổ tiên.

Giao thừa thường được gọi là lễ trừ tịch và thường được cử hành vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tức là hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết. Như quan niệm dân gian Việt Nam thì lễ cúng này thường được tiến hành ở ngoài trời và trong nhà.

Vì thế, cách sắm lễ và bài văn khấn giao thừa trong nhà cũng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Để nắm rõ được nội dung này mời bạn tham khảo một số thông tin cụ thể dưới đây.

Ý nghĩa phong tục cúng giao thừa

Ngoài quan niệm cúng giao thừa ngoài trời, vào dịp chuyển giao từ năm cũ sang năm mới con cháu cũng nên đứng trước ban thờ Gia tiên để cầu khấn các bậc tổ tiên để có sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi, vạn sự may mắn. Nhiều người gọi đây là nghi lễ cúng giao thừa trong nhà hay còn gọi là cúng tổ tiên.

Việc cúng lễ này giúp bỏ đi những điều xấu và điềm gở suốt một năm cũ để chờ đón những điều mới mẻ và tốt đẹp hơn. Điều đặc biệt, một số nơi coi đây là lễ trừ đi ma quy khiến cho ma quỷ không thể làm hại những người thân trong nhà, và mang đến những điều may mắn mắn cho bạn.

Đối với nghi lễ này dù mỗi địa phương có nội dung văn khấn khác nhau. Song khi đọc đều thể hiện ý nghĩa tâm linh tốt đẹp, mong muốn các vị thần linh, tổ tiên trong nhà phù hộ độ trì cho gia đình sang năm mới gặp được những điều may mắn và tốt đẹp hơn.

Với ý nghĩa này, đây được xem là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt được duy trì trong nhiều năm qua.

Sắm lễ cúng Giao thừa trong nhà

Thường thì lễ vật để cúng lễ đêm giao thừa bao gồm những món đồ lễ dưới đây:

  • Hương, hoa quả, vàng mã.
  • Đèn nến.
  • Trầu cau.
  • Rượu
  • Bánh kẹo
  • Mâm cỗ mặn ngày tết đầy đủ các món, thơm ngon.

Khi mâm cỗ đã được chuẩn bị kỹ càng thì bày lễ lên bàn thờ, đốt nến, thắp hương và thành kính đọc theo bài khấn.

Chi tiết văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: 

– Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần

– Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa giữa năm …(VD: Ất Mùi) và năm… (VD: Bính Thân).

Chúng con là: ……………………Tuổi……………

Hiện cư ngụ tại:…………………………………………………

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. 

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. 

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hy vọng với những nội dung thông tin này bạn có thể hiểu rõ hơn về văn khấn giao thừa trong nhà và cách cúng bái đúng với nghi lễ truyền thống. Nếu như cần tư vấn gì thêm hãy để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình nhất.

Rate this post

Comments

comments