Tìm hiểu thực đơn cho bà đẻ ở cữ đầy đủ dưỡng chất cho con khỏe mạnh

9569

Thực đơn cho bà đẻ ở cữ đầy đủ dưỡng chất đang là thông tin nhiều bà mẹ quan tâm. Cùng JAMJA’s Blog tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Phụ nữ mới sinh như vừa vượt qua cửa tử. Đây cũng là thời điểm cần bổ sung nhiều loại dưỡng chất cần thiết để chăm sóc sức khỏe, bồi bổ cơ thể cũng như có thêm nhiều dưỡng chất để chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng nên ăn món gì, kiêng món ăn, bà mẹ ở cữ ăn gì để có nhiều chất? Đây là những thông tin được nhiều người quan tâm, tìm hiểu bởi không phải ai cũng nắm rõ được vấn đề này.

Thực tế thì thực đơn cho mẹ bầu rất nhiều món ăn ngon nhưng nhiều người vẫn băn khoăn vì sợ ảnh hưởng đến bà mẹ hay trẻ sơ sinh nên e ngại sử dụng. Đặc biệt tại Việt Nam có nhiều quan niệm dân gian về các món ăn cho mẹ ở cữ rất khắt khe.

Để biết các mẹ nên ăn gì ngon và bổ dưỡng, JAMJA’s blog mách bạn thực đơn cho bà đẻ ở cữ đầy đủ dưỡng chất dưới đây. Tìm hiểu ngay để có được món ngon tuyệt vời dành cho các bà mẹ trẻ nhé!

Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bà đẻ

Phụ nữ sau sinh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Không chỉ ăn cho mình, các bà mẹ cần ăn để đảm bảo có cho con nguồn sữa dồi dào. Được hưởng nguồn sữa mẹ trong thời gian 6 tháng đầu tiên sẽ giúp bé có sự phát triển tốt nhất.

Thực đơn cho bà đẻ - 1

Thế nhưng sau khi sinh các bà đẻ vẫn phải ở cữ, kiêng khem nhiều đồ ăn. Ăn như thế nào để vừa nhiều sữa cho con mà mẹ cũng không bị nhàm chán là vấn đề khá đau đầu đối với mẹ chồng. Dưới đây là một vài lưu ý cần nhớ khi chuẩn bị đồ ăn cho bà đẻ:

– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa như bình thường, mẹ sau sinh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa

– Uống nhiều nước, có thể uống thêm sữa ngoài

– Những ngày đầu sau khi sinh ( 1 – 2 ngày), hãy để bà đẻ ăn đồ ăn loãng, dễ tiêu hóa như cháo. Sau đó mới bắt đầu bổ sung dinh dưỡng từ chân giò, thịt gà.

– Đồ ăn phải đầy đủ chất, các loại vitamin, protein, chất béo, chất khoáng…

– Tránh ăn đồ sống, có nhiều mỡ, tránh ăn cay. Và đặc biệt không sử dụng chất có cồn hay hút thuốc lá trong thời kỳ cho con bú.

Nhìn qua có thể thấy hơi phức tạp. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá, hãy tham khảo thực đơn cho bà đẻ dưới đây để giúp bữa ăn của con dâu thêm phong phú. Nhờ đó gắn kết tình cảm mẹ chồng nàng dâu cũng như giúp nàng dâu có nguồn sữa dồi dào cho cháu yêu.

Thực đơn cho bà đẻ sinh mổ

Vì một lý do nào đó mà mẹ cần phải sinh mổ mà không thể sinh thường. Bà đẻ sau khi sinh mổ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để vừa có sữa cho con, lại nhanh lành vết thương. Một vài điều lưu ý khi lên thực đơn dành riêng cho bà đẻ sinh mổ sẽ được JAMJA’s BLOG bật mí ngay sau đây, bạn hãy chú ý theo dõi nhé.

– Trong 1-2 ngày đầu sau khi mổ, hệ tiêu hóa chưa được ổn định, do đó bà đẻ nên ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, canh gà canh xương….Vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa lại cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Thực đơn cho bà đẻ sinh mổ 1

– Sau 3-4 ngày có thể ăn nhiều hơn nhưng nên chia nhỏ khẩu phần ăn, mỗi lúc ăn một ít.

– Những ngày sau đó thực đơn cho bà đẻ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, các chất cần thiết như protein, chất khoáng, vitamin,…Bổ sung thêm đồ ăn giàu chất sắt để bù lượng máu đã bị mất khi mổ. Quan trọng là cần phối hợp một cách hợp lý giữa các loại dưỡng chất. Ăn thức ăn từ lỏng đến đặc dần.

– Bà đẻ có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ

– Sau khi sinh mổ nên nhớ không ăn rau muống, lòng trắng của trứng gà, những loại thức ăn này có thể tạo mủ ở vết mổ. Cũng không nên ăn đồ ăn tanh vì nó sẽ gây ra hiện tượng ức chế sự ngưng tụ máu do đó sẽ khiến vết thương khó lành lại nhanh chóng.

– Các loại rau có thể sử dụng đó là rau lang, rau ngót, mồng tơi…

Thực đơn cho bà đẻ sinh mổ 3

– Ăn các loại trái cây có chứa nhiều vitamin như cam, quýt, hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn

Dù ăn loại thức ăn nào thì người mua cũng nên chọn thức ăn tươi ngon nhất, có nhiều dinh dưỡng và được chế biến chín mới sử dụng.

Thực đơn món canh cho mẹ sau sinh nhiều sữa

Hãy tham khảo vài món ăn ngon được giới thiệu dưới đây để làm cho thực đơn ăn uống cho bà đẻ trở nên phong phú hơn, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Bí đỏ nấu móng giò

Móng giò heo được biết đến là một trong những thực phẩm lợi sữa nhất dành cho bà đẻ. Thường sẽ được nấu cháo để có tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên bạn vẫn có thể biến tấu bằng cách nấu bí đỏ móng giò để bà đẻ ăn cùng với cơm trắng cho lạ miệng.

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh lợi sữa- bí đỏ hầm móng giò

Nguyên liệu cần có

– Móng giò: 700g: Bạn hãy nhờ người bán chặt nhỏ luôn vì họ có dao chuyên dụng nhé.

– Bí đỏ: 300g

– Hành lá: vài cọng

– Hạt nêm: 2 thìa cà phê

Các bước thực hiện

Cách làm canh bí đỏ nấu móng giò như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Móng giò: Móng giò sau khi mua về bạn cần cạo lại cho sạch lông, rửa sạch rồi cho qua nước sôi chần qua rồi vớt ra, cho vào nồi khác.

– Bí đỏ: Gọt vỏ, cạo bỏ phần ruột và hạt, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh lợi sữa 2

– Hành lá: cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi thái khúc

Bước 2: Hầm móng giò

Bạn có thể hầm móng giò bằng nồi nấu canh bình thường hoặc cho vào nồi áp suất hầm sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên để nấu canh thì bạn hầm bằng nồi bình thường cũng được nhé.

Cho móng giò vào nồi, đổ ngập nước cao hơn so với móng giò, tỉ lệ móng giò : nước là 1:2. Sau đó bật bếp và hầm trong khoảng 20 phút, nếu thấy có bọt nổi lên thì bạn dùng  muôi vớt bỏ cho nước trong hơn. Cho thêm vào nồi móng giò hạt nêm để hầm cùng.

Bước 3: Sau 30 phút, bạn cho bí đỏ vào và nấu cùng trong khoảng 5-7 phút sẽ thấy bí đỏ chín mềm, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho hành lá vào và tắt bếp.

Canh rau ngót thịt bò

Rau ngót và thịt bò nạc cũng được khuyên dùng cho các bà mẹ sau sinh. Canh rau ngót thịt bò nạc ngon ngọt, mát lành rất dễ ăn, cung cấp các loại vitam min A, B12 rất tốt cho cơ thể.

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh lợi sữa 3

Nguyên liệu cần có

– Rau ngót: 1 bó rau ngót

– Thịt bò thăn: 100g: Chọn miếng thịt nạc không có mỡ

– Hạt nêm: 1 thìa cà phê

– Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Rau ngót: chọn lấy phần lá non, rửa sạch

– Thịt bò: rửa sạch, thái lát rồi băm nhỏ. Bạn hãy mua thịt về tự băm nhỏ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhé.

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh lợi sữa 4

Bước 2: Bắt đầu nấu canh

Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, khi dầu ăn sôi thì bạn cho rau ngót vào đảo sơ, nêm thêm hạt nêm, đảo đều rồi cho thịt bò vào xào sơ qua. (Thịt bò không nên xào lâu sẽ bị dai và khô). Cuối cùng bạn chỉ cần đổ nước vào, khi nước sôi thì nguyên liệu cũng đã chín. Bạn nêm nếm lại là có thể sử dụng rồi nhé.

Những món canh khác

Ngoài ra mẹ có thể ăn những món canh khác cũng thơm ngon bổ dưỡng không kém như:

  • Canh chân giò nấu với đu đủ xanh
  • Canh đu đủ thịt thăn
  • Canh thịt băm thì là
  • Canh hoa chuối nấu thịt băm
  • Canh khoai tây cà rốt, xương
  • Canh sườn bí
  • Canh sườn nấu bí đỏ đậu xanh
  • Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
  • Canh hoa thiên lý thịt lợn nạc
  • Canh trứng với đậu phụ
  • Canh rau dền
  • Canh gà ngải cứu
  • Canh nấm + hạt sen + mọc
  • Canh móng giò nấu với đỗ đen
  • Canh mọc nấu rau củ thập cẩm

Các loại nước uống dành cho bà đẻ

Như đã nói ở trên, sau khi sinh các mẹ cần uống nhiều nước. Không chỉ là nước lọc, các mẹ còn có thể uống các loại nước hoa quả, sinh tố để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và con. Một số loại nước uống có thể sử dụng như:

  • Nước hoa quả: cam, táo
  • Nước gạo rang và đậu đỏ
  • Nước đậu đen
  • Nước lá: nước chè vằng, nước vối, nước rau má
  • Sữa: sữa đậu nành, sữa đặc
  • Sinh tố rau ngót
  • Nước ngó sen

Nước cam

Ngoài ra mẹ cũng có thể tráng miệng, ăn vặt với các loại chè như: chè đỗ đen chè đỗ xanh, chè ngô, chè mè đen hay chè hạt sen.

Chè hạt sen

Gợi ý 15 mâm cơm cho bà đẻ

Giờ thì JAMJA’s BLOG sẽ gợi ý cho bạn một số mâm cơm đầy đủ dinh dưỡng dành cho mẹ sau sinh để có thật nhiều sữa cho con bú.

Mâm 1:

Mâm cơm cho bà đẻ - 1

Mâm 2:

Mâm cơm cho bà đẻ - 2

Mâm 3:

Mâm cơm cho bà đẻ - 3

Mâm 4:

Mâm cơm cho bà đẻ - 4Mâm 5:

Mâm cơm cho bà đẻ - 5

Mâm 6:

Mâm cơm cho bà đẻ - 6

Mâm 7:

Mâm cơm cho bà đẻ - 7

Mâm 8:

Mâm cơm cho bà đẻ - 8

Mâm 9:

Mâm cơm cho bà đẻ - 9

Mâm 10:

Mâm cơm cho bà đẻ - 10

Mâm 11:

Mâm cơm cho bà đẻ - 11

Mâm 12:

Mâm cơm cho bà đẻ - 12

Mâm 13:

Mâm cơm cho bà đẻ - 13

Mâm 14:

Mâm cơm cho bà đẻ - 14Mâm 15:

Mâm cơm cho bà đẻ - 15

Trên đây là một vài món ăn cũng như kinh nghiệm để tạo thực đơn cho bà đẻ, giúp bà đẻ không bị nhàm chán khi chỉ được ăn một số loại thức ăn. Hơn nữa cũng sẽ giúp lợi sữa để bé yêu có thể phát triển toàn diện.

Xem thêm: Cách làm sữa đậu phộng rang béo ngậy, bổ dưỡng cả nhà mê tít

>>> Bobapop, LeeTee, Lavida Coffee and Tea cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng giảm giá đến 50%, nhanh tay lấy mã giảm giá nào!

5/5 - (7 votes)

Comments

comments