Tổng hợp những món ngon miền Bắc ĐẶC TRƯNG

4609

Những món ăn miền Bắc đặc trưng luôn hấp dẫn mọi người. Bạn muốn chế biến mâm cơm chuẩn vị Bắc có thể tham khảo nội dung dưới đây.

Ở Việt Nam, mỗi vùng miền đều có nét văn hóa ẩm thực khác nhau với những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Sự khác nhau trong cách sơ chế, gia giảm gia vị cũng khiến cho hương vị có sự khác lạ, độc đáo.

Nếu bạn là người Bắc chắc quá quen thuộc với những món ăn đặc trưng của vùng đất này. Nhưng nếu chưa nắm rõ hãy cùng tham khảo nét đặc trưng ẩm thực vùng miền dưới đây.

Cùng tìm hiểu thêm để biết được nhiều món ăn tuyệt vời và thú vị. Tham khảo thêm để có được những món ăn hấp dẫn, chiêu đãi vị giác của bản thân nhé!

Bún thang – Nét đặc trưng ẩm thực Hà Nội

Kể đến đầu tiên trong những món ngon miền Bắc phải nói đến Bún thang. Nói đến bún thang là bạn phải nhớ ngay đến thủ đô, đây là nét tiêu biểu của văn hóa ẩm thực Hà nội từ bao đời nay. Với nước dùng trong veo, ngọt đậm đà, mùi tôm thơm nồng, mùi thịt gà rất đặc trưng mà không ở đâu có được.

Tổng hợp những món ngon miền Bắc - bún thang

Người ta nói rằng, món ăn Hà Nội tinh tế, cầu kì từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến chế biến, điều đó cũng hoàn toàn đúng với món bún thang này.  Nguyên liệu chế biến được món bún thang  phải có tầm 20 thứ khác nhau, được chọn lựa thật kĩ. Nước dùng bún phải trong, vị  ngọt đậm đà từ xương lợn và xương gà ninh. Bún phải là bún làng Tứ Kỳ, sợi bún trắng tinh, mềm và nhỏ. Điều đặc biệt nhất đó là bún thang phải có mắm tôm pha loãng, tạo nên sự khác biệt không đâu có được. Nếu ai đến với thủ đô mà không thử món bún thang này thì quả là “có lỗi với bản thân”. Đây là một trong những món ăn ngon miền Bắc được khách du lịch yêu thích nhất Chỉ cần một lần nếm thử thôi chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi không quên và nhất định phải quay lại nhiều lần nữa. Đến Hà Nội bạn nhất định phải ghé qua phố Hàng trống, hàng Da, Hàng Hòm,… đây là những địa chỉ nổi tiếng với bún thang từ bao đời nay.

Tổng hợp những món ngon miền Bắc 1

Tại Hà Nội có nhiều địa chỉ bún thang nổi tiếng như:

  • Bún thang Hạ Hồi – 11 Hạ Hồi – Trần Hưng Đạo- Hoàn Kiếm
  • Quán Tư Lùn – số 5 Hàng Trống
  • Bún thang – 29 hàng Hành, Hoàn Kiếm
  • Quán Thuận Lý – 33 Hàng Hòm, Hoàn Kiếm
  • Quán Bà Đức – 44 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm

Thịt chua Thanh Sơn – Phú Thọ

Khi đến với vùng đất Thanh Sơn – Phú Thọ, bạn sẽ được thưởng thức món thịt chua của người Mường nơi đây. Truyện kể rằng thời xa xưa, tại vùng đất Thanh Sơn, do nhu cầu muốn bảo quản thịt lợn được lâu, người dân tộc Mường đã sử dụng thính gạo lên men thịt và gói vào lá chuối, ống tre. Sau này chính là đặc sản thịt chua nổi danh một vùng.

Tổng hợp những món ngon miền Bắc - thịt chua phú thọ

Với 2 nguyên liệu chính làm nên món ăn này là thịt lợn và thính xay mịn được chuẩn bị, chọn lựa kĩ càng và phải do chính tay người Mường nơi đây chế biến. Thịt lợn ở đây phải là lợn cắp nách, lợn rừng được thả rông, chỉ cho ăn cơm, cám xay và rau xanh nên thịt lợn sẽ thơm, ít mỡ, dai. Chúng ta chỉ sử dụng thịt nạc vai, nách, mông còn tươi thì sẽ dai ngon hơn. Thính ở đây sử dụng gạo nếp rang vàng cùng với ngô và đậu tương xay mịn. Sauk hi thịt lợn xong, thịt phải để khô ráo nước, được nướng trên than hoa cho chín tái. Sau đó đem thái miếng dài mỏng vừa ăn, ướp cùng với gia vị và thính. Cuối cùng thịt được nén vào các ống tre được làm sạch và lót lá ổi xung quanh. Lá ổi vừa giúp thịt có màu đỏ hồng, vừa bảo quản thịt được lâu hơn. Lưu ý là phải nén thật chặt, càng nén chặt thịt sẽ càng giòn và ngon hơn. Bảo quản thịt nơi thoáng mát từ 5-7 ngày là có thể mang ra sử dụng được. Thịt chua được ăn kèm với các lá cây rừng như lá ổi on, lá đinh lăng, lá sung, chấm cùng tương ớt. Vị ngọt bùi của thịt, dai sần sật của da lợn, vị chát của rau kèm với vị cay của ớt chắc chắn ai đã thử một lần sẽ không bao giờ quên được.

Bánh mỳ cay – Đặc trưng vùng đất Cảng

Khi đến với vùng đất Cảng Hải Phòng, không ai không nếm thử món bánh mỳ cay, dù chỉ là món ăn vặt, không sang choảnh nhưng khiến khách thập phương mê mẩn, chỉ cần nói đến bánh mỳ cay là phải gật gù tâm đắc nhớ ngay ra vùng đất hoa phượng đỏ. Bánh mỳ cay còn được gọi tên khác là bánh mỳ que. Sở dĩ như vậy bởi bánh chỉ nhỏ tầm 2 đốt tay, thon dài trông giống cái que. Bánh mỳ cay được gọi theo vị cay đặc trưng của tương ớt không thể thiếu khi ăn. Cả 2 tên gọi này đều thân thuộc, dễ nhớ và đi vào lòng người.

Bánh mỳ cay Hải Phong

Làm nên “linh hồn”  của bánh mỳ cay Hải Phòng chính là pate. Pate được làm từ gan lợn, thịt lợn và mỡ phần còn tươi, được say nhuyễn kèm chút tiêu và bột nêm cho vừa miệng. Điều đặc biệt của pate nơi đây là phải được hấp cách thủy trong một thời gian nhất định, pate phải thành khối, cắt ra dẻo mịn, mùi thơm dậy đặc trưng của gan lợn mà không nơi nào có được. Bánh mì cũng phải được làm theo tỉ lệ bột nhất định, bánh không quá khô cứng cũng  không được nở quá, cháy quá.

Đến hải phòng bạn nhớ ghé qua quán bánh mỳ cay Bà Già, bánh mỳ cay Ông Cuông để thưởng thức thứ quà bánh dân giã mà làm nên niềm tự hào của người dân nơi đây nhé.

Nem rán – món ăn truyền thống ngày Tết miền Bắc

Trong mâm cơm ngày lễ, này tết hay các dịp tụ tập bạn bè của dân miền Bắc chắc chắn không thể thiếu được món nem rán. Đây là một trong những món ăn ngon miền Bắc được người dân vùng miền khác ưa thích nhất. Chiếc nem rán nhỏ nhắn, vàng rụm, cho vào miệng là cảm nhận được mùi thơm đậm đà của nhân thịt bên trong, giòn rụm của vỏ bánh khó mà cưỡng lại được.

Nem rán món ngon miền bắc

Nhân nem được làm từ thịt lợn nạc (chọn phần thịt vai hoặc thịt lung sẽ mềm hơn) cùng với mộc nhĩ, nấm hương, hành tây, cà rốt, trứng gà cùng rau hành, gia vị. Muốn nem vàng giòn thì vỏ bánh phải cực quan trọng. Có nhiều loại vỏ nem khác nhau nhưng dung bánh ướt quấn nem sẽ ngon nhất. Bạn dung một khăn ẩm, đặt vỏ bánh lên cho thấm nước, vỏ bánh mềm quấn sẽ dễ và nem rán không bị cháy, vàng giòn đều. Quấn nem cũng không được quá lỏng, không quá chặt nem sẽ dễ bị vỡ.

Nem rán ăn kèm với rau sống, chấm cùng chút nước mắm pha chanh tỏi ớt cho ngày mưa thì quả là tuyệt vời đó nha.

Ngon ngất ngây với chả mực Hạ Long

Chả mực là một món ăn được làm từ mực tươi xay, nhưng không thể nào ngon bằng ở vùng biển Hạ Long. Chả mực ra đời từ những năm 1946 do một đầu bếp của nhà hàng nước ngoài sang tạo ra và được lưu truyền cho đến ngày nay. Chả mực Hạ Long có nét đặc trưng riêng mà không một vùng nào sánh được.

Chả mực Hạ Long - món ngon miền bắc

Mực ở đây là một loại mực mai, sống ở vùng biển Hạ Long. Chỉ có loại mực sống ở đây mới có vị ngọt, thơm và dai như vậy. CHính vì thế mà chả mực Hạ Long mới nổi tiếng và lưu danh đến tận ngày nay.

Nguyên liệu phải được chọn lựa kĩ lưỡng mà chỉ những người kinh nghiệm lâu năm mới có thể làm được. Mực phải còn tươi sống, mình dày, mắt đen. Mực không được xay máy mà phải tự giã bằng tay cho đến khi nhuyễn, thịt dẻo quánh lại trộn cùng với gia vị theo một tỉ lệ nhất định.

Nhìn đĩa chả mực bốc hơi nghi ngút, vàng ươm, mùi thơm của mực tươi, của tiêu chắc chắc sẽ không cưỡng lại được cơn thèm của bạn.

Trên đây Jamja’sblog đã tổng hợp những món ngon miền Bắc đặc trưng. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong những bản tin tiếp theo để biết được nhiều món ăn ngon cua từng vùng và công thức chế biến cho cả gia đình nhé!

>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

5/5 - (1 vote)

Comments

comments