Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên đúng cách và lưu ý cho mẹ bỉm sữa

1611

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng mà những bà mẹ bỉm sữa cần biết. Cho bé ăn dặm như thế nào cho khoa học, đảm bảo sức khỏe và đủ dinh dưỡng cho bé thật ra vô cùng đơn giản. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nhìn ngắm con yêu từng chút từng chút một thưởng thức muỗng ăn dặm đầu tiên thật ngon lành. Hãy sẵn sàng cho bé ăn dặm lần đầu tiên an toàn và đầy đủ dưỡng chất nhé.

Ăn dặm là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của bé vì nó quyết định sức khỏe cũng như tâm lý ăn uống của bé. Bé sẽ bắt đầu học làm quen với rất nhiều thứ như cách ăn bằng thìa, mùi vị thức ăn mới.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên 1

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm

Các chuyên gia y tế khuyên rằng trẻ nhỏ nên bắt đầu ăn dặm từ khoảng bốn đến sáu tháng tuổi. Trước đó, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên nếu ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. Hơn nữa trong thực tế khi được 6 tháng tuổi thì bé cũng sẽ dễ phối hợp với cha mẹ hơn khi cai sữa.

Tốt nhất bạn nên cho bé ăn dặm vào buổi sáng sau khi thức dây vì lúc này bé đã tiêu hóa hết lượng sữa vào đêm hôm trước nên bé sẽ háo hức ăn những món lạ lạ mà bạn chuẩn bị.

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm
Lưu ý: không nên cho trẻ ăn thử thức ăn rắn trước bốn tháng tuổi, nếu muốn cần phải được sự cho phép từ chuyên gia, bác sĩ và ghi nhớ một số thực phẩm không phù hợp với bé vì có thể gây dị ứng và khiến con bị bệnh.

Những thực phẩm cần tránh là các loại hạt, đậu phộng, các sản phẩm đậu phộng, hạt, gan, trứng, cá, sò, sữa bò và pho mát mềm hoặc không được khử trùng.

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Ăn dặm ngày đầu là việc cho bé làm quen với đồ ăn. Bé có thể bắt đầu ăn bằng lưỡi vì quen với cảm giác uống sữa. Tuy nhiên sau đó bé sẽ dần dần tìm ra cách để giữ đồ ăn trong miệng và nuốt chúng. Để việc ăn uống diễn ra an toàn và thuận lợi các mẹ cần làm các điều sau:

– Mẹ luôn luôn cần ở cạnh với bé khi bé ăn dặm để phòng trường hợp bé bị nghẹt thở.

– Hãy để em bé chạm và giữ thức ăn như ý muốn.

– Cho phép bé tự ăn bằng ngón tay khi thấy bé quan tâm đến đồ ăn.

Thức ăn nóng cần thử trước khi đưa vào miệng con.

– Không thêm muối đường vào đồ ăn của bé.

– Trong khi bé ăn dặm, cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm. Hãy nhớ rằng bé không nên uống sữa bò đến khi được một tuổi.

– Chuẩn bị sẵn những dụng cụ cần thiết: một chiếc muỗng ăn dặm “thật chuẩn” là vật quan trọng nhất khi cho bé ăn dặm lần đầu, bởi nướu của bé còn mềm và miệng của bé cũng còn rất nhỏ nên bạn cần lựa chọn các loại muỗng có phần chứa thức ăn bằng nhựa mềm hoặc silicon dẻo, an toàn cho bé.

– Kế đến, bạn cần chuẩn bị một chiếc ghế ăn dặm để bé có thể ngồi thẳng, thật ngay ngắn, hạn chế làm đổ thức ăn hoặc sặc, nôn trớ. Một chiếc yếm xinh xắn sẽ giúp bảo vệ quần áo của bé không bị lấm bẩn.

Cách chọn thực phẩm trong lần ăn dặm đầu tiên

Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…)

Các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé. Các loại trái cây nhẹ như chuối, xoài, bơ có thể nghiền nát và không cần nấu. Trước tiên, mẹ hãy cho bé thử vài muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày. Tăng dần số lượng đồ ăn trong một một vài tuần cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.

cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên 2

Không nên cho bé ăn dặm khi bé đang quá đói vì bé sẽ không thể ăn đủ nhanh để thỏa mãn cơn đói nên bé sẽ dễ chán nản với đồ ăn.

Mẹ cũng cần đảm bảo rằng không cho bé bú mẹ hoặc uống sữa no vì vậy bé sẽ không còn quan tâm đến đồ ăn nữa. Hãy cho bé bú ít đi hơn so với bình thường.

Ở giai đoạn đầu cho bé ăn dặm, bạn cần tránh một số loại đồ ăn mà hệ thống tiêu hóa của bé sẽ gặp nhiều khó khăn để xử lý. Chúng bao gồm muối, thức ăn mặn như thịt xông khói; đường; mật ong. Những loại đồ ăn này không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng. Các loại hạt cần phải được nghiền nát trước khi cho bé ăn.

Nếu có người nào đó trong gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm cần đặc biệt chú ý khi cho bé ăn các sản phẩm đáng lo ngại và cần thì nói chuyện với bác sĩ để có lời khuyên hợp lý.

Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách

Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn. Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

 

Thời gian thích hợp cho bé ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng 9 – 10 giờ sáng, đây là khoảng thời gian bé dễ dàng phối hợp hơn. Tuy nhiên, giờ ăn có thể tùy thuộc vào sinh hoạt của gia đình.

Cần lưu ý tránh cho bé ăn vào lúc bé buồn ngủ vì bé sẽ không hứng thú với đồ ăn.

Sẵn sàng tâm lý

cho bé ăn dặm lần đầu không phải lúc nào cũng suông sẻ, bé có thể phun thức ăn ra hoặc tỏ ý không hợp tác. Bạn nhớ thật kiên nhẫn, đút cho bé từng muỗng một và không cố ép bé ăn vì sẽ tạo ấn tượng xấu, sau này bé sẽ rất “ngại ăn”. Nếu bé chưa sẵn sàng, bạn hãy tạm dừng bữa ăn và thử lại sau đó vài ngày.

Biết dừng đúng lúc

Mẹ nên quan tâm tới dấu hiệu khi bé đã no như: ngậm miệng lại khi mẹ đưa muỗng đến gần, phun thức ăn hoặc quay mặt đi…

Bên cạnh đó, khi thấy bé có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban, mẹ cũng nên tạm dừng việc cho trẻ ăn dặm lại. Lưu ý: Khi bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ chỉ giới thiệu cho bé một lượng rất nhỏ thức ăn. Không vì thấy bé ăn ngon miệng mà mẹ cố “nhồi nhét” khiến bé cảm thấy sợ việc ăn uống. Hãy để mỗi bữa ăn của con là một niềm vui mẹ nhé!

Cch cho bé ăn dặm lần đầu tiên  theo lời khuyên của chuyên viên dinh dưỡng trên đây hy vọng mang đến thông tin hữu ích cho mẹ bỉm sữa. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và tràn ngập tình yêu thương

 

5/5 - (1 vote)

Comments

comments