Bao sái bàn thờ ngày Tết vào lúc nào? Tiến hành như thế nào?

597

Việc bao sái bàn thờ ngày Tết là công việc quan trọng cần phải tiến hành những ngày cuối năm. Tuy nhiên, dọn dẹp thế nào? Làm vào ngày nào? Nếu quan tâm đến điều này mời bạn tham khảo gợi ý cụ thể dưới đây.

Bao sái ban thờ ngày Tết vào lúc nào?

Chuyên gia cho biết, người dân có thể chọn ngày lành, ngày tốt để lau dọn ban thờ. Nhiều người thường chọn là dịp cuối năm để dọn dẹp bàn thờ, sửa soạn đồ thờ cúng để đón năm mới.

Văn hóa truyền thống cho biết, từ sau ngày 23 tháng Chạp, khi đã tiến được ông Công ông Táo lên chầu trời, những gia đình sẽ tiến hành lau dọn lại bàn thờ, phòng thờ.

Trong đó, nếu như muốn tỉa chân hương, gia chủ cần một tay giữ bát hương còn một tay kia tiến hành tỉa chân nhang, dọn dẹp. Đối với trạch chủ là nam nhân nên để lại số chân nhang theo các số lẻ là 7-17-27-37, nhưng không nên giữ lại 47 chân nhang bởi đây là số tử thần. Còn nếu trạch chủ là nữa thì gia đình mẹ góa con côi nên giữ lại các chân nhang theo số 9-19-29-39, không được giữ lại 49 chân nhang.

Lễ bao sái bàn thờ ngày Tết cần gì?

Khi tiến hành bao sái bàn thờ, bạn nên chuẩn bị lễ lạt đầy đủ để thể hiện sự tôn kính với bề trên. Một số đồ lễ cần phải chuẩn bị như:

  • Đĩa xôi.
  • Thịt luộc.
  • Trái cây theo mùa.
  • Ấm trà với 5 chén nhỏ.
  • 3 chén rượu nhỏ.
  • Tách nước sôi để nguội
  • Lễ tiền vàng
  • Hoa tươi.

Bài khấn xin bao sái ban thờ

Văn khấn xin phép bao sái lau dọn (trích từ Văn khấn cổ truyền – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin):

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Tín chủ tên là:

Cư ngụ tại địa chỉ:

Hôm nay ngày .. tháng .. năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).

Cách bao sái bàn thờ ngày Tết

Khi đã tiến hành cúng bái xin bao sái xong, đợi cho hương tàn sẽ bắt đầu công việc bao sái.

Đầu tiên, nên hạ đồ muốn lau dọn xuống nhưng tuyệt đối không được di chuyển hay hạ bát hương. Bởi theo dân gian bát hương bị di chuyển sang hướng xấu có thể gây xui xẻo cho gia đình.

Chuẩn bị một chiếc bát to, cao được phủ vải hay giấy đỏ để hạ đồ thờ cúng xuống. Trường hợp có ban thờ đặt chung với bài vị gia tiên thì nên để riêng ra, không được lau dọn ban thờ trực tiếp ở trên ban thờ.

Sử dụng một chiếc khăn lau, ngâm qua với nước ấm hay nước ngũ vị đã pha với rượu gừng để tiến hành lau dọn ban thờ. Tiếp đó, dùng một chiếc khăn khô để lau khô trở lại.

Tiến hành lau dọn hết mới bắt đầu dọn đến bát hương. Người xưa quan niệm rằng nên sử dụng chiếc thìa nhỏ múc từng thìa tro đổ ra ngoài sau đó mới tiến hành lau bát hương. Tuyệt đối không đổ hết tro ra ngoài theo người xưa như vậy dễ gây tán tài.

Khi đã lau dọn xong, đặt đồ thờ cúng vào đúng vị trí rồi tiến hành thay nước, thay chum gạo muối rồi khấn thỉnh các ngài về, báo cáo công việc đã lau dọn xong.

Dưới đây là một số thông tin lưu ý và cách thức cần tiến hành khi muốn bao sái bàn thờ ngày Tết. Hy vọng những nội dung hữu ích này sẽ giúp bạn có được cách tiến hành cúng bái tốt nhất, lau dọn ban thờ chuẩn theo dân gian.

Rate this post

Comments

comments