Tìm hiểu ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết ở ba miền đất nước

1192

Mâm ngũ quả ngày tết là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ. Nhưng chúng mang ý nghĩa gì, bày biện như thế nào? Để hiểu về điều này mời bạn tham khảo một số nội dung cụ thể dưới đây.

Lâu nay, mâm ngũ quả trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày Tết Cổ truyền của người Việt. Những loại cây trái đặt lên ban thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tỏ bày lòng thành kính với bậc tiên tổ. Ngoài ra, mâm ngũ quả cúng tượng trưng cho thành quả lao động của con cháu dâng lên tổ tiên.

Vậy mâm ngũ quả ngày tết ở ba miền đất nước có ý nghĩa gì? Gồm những loại quả nào? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.

Mâm ngũ quả dịp Tết miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả được bày biện theo thuyết ngũ hành với 5 màu tương ứng. Bao gồm trắng – kim, xanh – mộc, đen – thủy, đỏ – hỏa, vàng – thổ. Chính vì thế mà người miền Bắc thường chọn các loại quả như chuối, hồng, quýt, đào, bưởi, thanh long…

Cách bày biện theo hướng truyền thống tức là để nải chuối ở dưới đỡ lấy những loại trái cây khác. Giữa nải chuối đặt quả bưởi hoặc phật thủ sau đó bày biện các loại quả khác ở xung quanh. Những quả quất, ớt đỏ được giắt vào kẽ những quả chuối. Màu sắc hài hòa và phù hợp.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Vùng đất cằn cỗi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt vì thế không có nhiều loại trái cây. Mỗi dịp tết Cổ truyền, mâm ngũ quả của người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy cốt ở lòng thành kính.

Một số loại quả thường được lựa chọn như chuối, mãng cầu, sung, dừa, quýt, dưa hấu hay thanh long… Cách sắp xếp thường theo hình tháp hay hình long phụng với cặp dưa hấu đặt ở hai bên.

Mâm ngũ quả vào ngày Tết miền Nam

Người miền Nam thường có sự chọn lọc và phần nào kiêng cữ. Chẳng hạn, mâm ngũ quả ở miền Nam thường không có chuối bởi họ quan niệm, chuối đọc chệch thành ‘chúi, thể hiện sự đi xuống. Hay cam cũng không được chọn bởi cho rằng ‘quýt làm cam chịu’.

Những loại quả thường được chọn như đu đủ, xoài, dừa, sung, mãng cầu… Khi đọc chệch tên quả sẽ thành ‘cầu sung vừa đủ xài’, thể hiện mong ước về năm mới no đủ, sung túc và thành công. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả miền Nam thường to hơn, đầy đủ hơn với cặp dưa hấu xanh to để cầu may mắn.

Khi trình bày, đặt đu đủ, xoài hay dứa lên trước để lấy thế bởi chúng to nặng. Tiếp đó là bày các loại quả khác lên để tạo hình tháp như mong muốn.

Với những thông tin này hy vọng có thể giúp bạn biết được cách bày mâm ngũ quả ngày tết và ý nghĩa đặc biệt của chúng theo từng vùng miền khác nhau. Chúc bạn và gia đình có được năm mới an lành và đầm ấm với những ước mong thành hiện thực bên mâm ngũ quả đầy đặn, đủ đầy.

Rate this post

Comments

comments