Top 5+ những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội

899

Những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội là điểm đến được nhiều người quan tâm mỗi độ Tết đến Xuân về. Top 5+ những ngôi chùa linh thiêng, thường được chọn làm địa điểm du xuân dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho chuyến du ngoại của bạn dịp Tết Cổ truyền sắp tới.

Đi lễ chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Đặc biệt, mỗi độ Xuân về người người lại tìm đến cảnh chùa để ngắm cảnh, cầu bình an cho năm mới đến. Tại Hà Nội với lịch sử phát triển hàng nghìn năm cùng nét đẹp văn hóa người Tràng An vì thế những ngôi chùa cũng nhiều và nổi tiếng linh thiêng. Mỗi độ Xuân về, những ngôi chùa này lại đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến du xuân, cầu may mắn.

Bạn đang muốn tìm kiếm những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội? Cùng JAMJA’s Blog tham khảo ngay gợi ý cụ thể dưới đây để có được địa điểm cầu tài lộc, may mắn vào dịp Tết nhé.

Chùa Hương

  • Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Từ lâu, chùa Hương đã nổi tiếng là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, linh thiêng. Đặc biệt, mỗi độ Xuân năm mới, đi lễ chùa Hương là hoạt động được nhiều người lựa chọn, một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Đến với nơi đây, du khách không chỉ đang hành trình về đất Phật mà còn được thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn. Chùa Hương cũng nổi tiếng là địa điểm có lễ hội dài nhất tại Việt Nam kéo dài từ tháng 1 – 3 âm lịch. Trong thời gian này, du khách đến đây sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng trẩy hội, du xuân của du khách ở mọi miền Tổ quốc.

Nơi đây vốn là một quần thể kiến trúc với rất nhiều đình, chùa, đền… Đến bến Đục, bạn sẽ đi qua đền Trình, suối Yến, thác Giải Oan, chùa Thiên Trù, động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa lớn nhỏ khác. Cả một lịch trình dài, du khách có thể đi được hết những ngôi chùa linh thiêng với kiến trúc độc đáo nơi đây.

Đến đây, xe sẽ đưa bạn đến bến Đục để xuống thuyền đi dần vào chùa. Đền Trình sẽ là địa điểm đầu tiên bạn ghé đến sau khi xuống đò. Đúng như tên gọi, theo văn hóa nếu muốn lễ chùa Hương cần ghé đền Trình để trình diện các vị Thần – Phật sau đó mới đi vào các ngôi chùa tiếp theo.

Ngoài những địa điểm chính kể trên, đi theo lịch trình này bạn có thể được đi thêm một số ngôi chùa khác như chùa Hinh Bồng, chùa Tiên Sơn, động Đại Binh, đền Trấn Song… Đường đi đều rất thuận lợi, dễ dàng di chuyển.

Hiện nay, chùa Hương nằm trong dải du lịch tâm linh kéo dài từ chùa Tiên – Hòa Bình đến chùa Hương, chùa Tam Chúc, chùa Bà Đanh – Hà Nam, chùa Bái Đính – Ninh Bình… Có dịp hãy ghé thăm để thấy hết được vẻ đẹp ấn tượng của nơi đây nhé.

Chùa Trấn Quốc

  • Địa chỉ: số 46, đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

Bạn đang muốn tìm kiếm những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội thì đây là gợi ý không thể bỏ qua. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội với giá trị lớn về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Ngược dòng lịch sử, thời Lý – Trần đạo Phật được tôn sùng vì thế Trấn Quốc là Trung tâm Phật giáo tại đất Thăng Long. Cho đến nay, ngôi chùa này vẫn rất nổi tiếng với lối kiến trúc cổ kính, phong cách đẹp và linh thiêng tại Hà thành.

Xây dựng từ thời Lý Nam Đế qua những thăng trầm lịch sử, Trấn Quốc vẫn là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút sự chú ý của mọi người. Khách đến đây có thể thăm quan, lễ Phật.

Chùa Trấn Quốc không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn là danh thắng bậc nhất kinh kỳ thời đó. Những vị vua chúa thường đến ngoạn cảnh và thắp hương cúng Phật vào những ngày Rằm, lễ tết. Cho đến hiện nay, mọi người tìm đến không chỉ lễ Phật cầu kinh mà còn hòa mình vào không gian thiền định, hài hòa và ấn tượng.

Bên cạnh những hiện vật vô giá mà chùa còn lưu giữ được thì hiện nay chùa còn có pho tượng Thích Ca Nhập Niết Bàn đẹp nổi tiếng tại Việt Nam. Ngôi chùa mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng – 4 giờ chiều với mức giá vé 5.000đ/ người/ lượt. Nhưng khi đến chùa, du khách nên chú ý ăn mặc kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ để tránh ảnh hưởng đến cảnh quan và không gian thiền định.

Mỗi dịp đầu năm, chùa đông khách hàng hương tìm đến để cầu bình an, cầu may và sức khỏe. Tìm đến ngay để có được chuyến du xuân thú vị khi đến với ngôi chùa cổ kính này nhé.

Chùa Thánh Chúa

  • Địa chỉ: Khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội: số 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nếu ở khu vực Cầu Giấy – Hà Nội chắc du khách không mấy xa lạ với ngôi chùa này. Được xây dựng từ thời nhà Lý, Thánh Chúa nổi tiếng linh thiêng được du khách thập phương tìm đến để vãn cảnh, lễ Phật. Đặc biệt mỗi dịp Tết đến Xuân về địa chỉ này càng đông người tìm đến hơn.

Theo lịch sử, ngôi chùa này nổi tiếng vì là nơi cầu tự ứng nghiệm, sinh ra vua Lý Nhân Tông. Sau này, chùa trở thành nơi nương náu và nuôi dưỡng vua Lê Thánh Tông. Vì thế mà ngoài việc cầu sức khỏe, bình an thì nhiều gia đình tìm đến để ‘đem con bán khoán’ cho chùa, cầu tự giúp việc nuôi dưỡng con cái dễ dàng hơn.

Chùa mở cửa tự do, nằm ngay trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội vì thế khá thanh tịnh, không gian ấn tượng. Du khách muốn tìm đến để du xuân hoặc cầu bình an mỗi dịp Xuân về thì đây là lựa chọn không thể bỏ qua. Nhưng khi đến đây du khách không được mặc váy hay quần áo quá hở, đi đứng – nói năng nhẹ nhàng.

Ngoài ra, ở chùa còn bán những nông sản sạch do nhà chùa tự trồng với giá cả hợp lý nên cũng được rất nhiều người mua.

Chùa Hà

  • Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Một trong những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội bạn nên tìm đến là chùa Hà. Nơi đây là địa điểm lễ Phật linh thiêng tại Hà Nội được nhiều người tìm đến để cầu tình duyên, cầu may mắn.

Người ta thường truyền tai nhau câu ‘Đức Ông chùa Hà – Đức Bà chùa Hương’. Du khách khi đến chùa Hà lễ Phật, cúng bái cầu các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật, tam tòa Thánh Mẫu… để được bình an, may mắn, vạn sự như ý. Đặc biệt là cầu tình duyên được thuận lợi hơn.

Lâu nay, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng với những câu chuyện tình duyên với biết bao câu chuyện ‘hợp, tan, thăng trầm’ của con người kể lại mỗi khi ghé đến ngôi chùa này. Nếu như muốn cầu duyên, bạn chỉ cần làm sớ lễ tại Ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Bạn cũng có thể làm sớ để khấn vái tại các ban khác để cầu cho cuộc sống bình an, đắc tài sai lộc.

Vào những dịp cuối năm, đầu Xuân năm mới nơi đây cũng là địa điểm được nhiều người tìm đến bởi sự linh thiêng, ấn tượng. Nhưng bạn cần chú ý, khi cẩu khẩn phải thật thành tâm để các vị Thần – Phật thấu được tâm của bạn.

Đặc biệt, khi ghé đến ngôi chùa này bạn cần chú ý ăn mặc kín đáo, tránh mặc đồ quá hở hang, cư xử văn minh, ăn nói nhỏ nhẹ, tránh những lời nói báng bổ thần linh.

Chùa Phúc Khánh

  • Địa chỉ: số 382 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội

Hay còn gọi là Tổ đình Phúc Khánh, ngôi chùa nổi tiếng tại Hà thành luôn đông người ghé đến mỗi dịp ngày Rằm, lễ tết. Những người dân xung quanh kể lại, chùa được xây dựng từ lâu đời, từ cuối thời Trần, đầu thời Lê. Nơi đây là địa chỉ giúp các Phật tử tu tập, hướng về cửa Phật.

Sau nhiều năm tháng thăng trầm, trùng tu và kiến thiết lại đến nay chùa vẫn giữ được nét đẹp độc đáo, kiến trúc ấn tượng. Đặc biệt, nhiều năm qua ngôi chùa linh thiêng này vẫn thu hút sự chú ý của Phật tử và khách thập phương khắp xa gần. Dù nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng Phúc Khánh vẫn được nhiều người ghé đến mỗi độ Tết đến Xuân về.

Cùng với những ngôi cổ tự ở đất Hà thành, Phúc Khánh vẫn là ngôi chùa linh thiêng được thập phương chiêm bái. Du khách khi đến chùa chủ yếu để cầu bình an, may mắn hoặc dâng sao giải hạn hay rút quẻ đầu năm.

Bên cạnh đó, chùa cũng là nơi để các gia đình ‘bán khoán con’ để tiện đường nuôi dưỡng. Dịp đầu xuân đây sẽ là điểm đến thú vị và ấn tượng nên ghé thăm.

Chùa Quán Sứ

  • Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỷ XV và dần trở thành điểm đến linh thiêng, thú vị tại Hà Nội được nhiều người biết đến. Chùa thu hút đông đảo du khách đặc biệt là tín đồ Phật tử ở khắp mọi nơi.

Nếu có điều kiện ghé thăm chùa, du khách được chiêm ngưỡng Cổng Tam quan nổi bật được xây dựng 3 tầng uy nghi. Nằm giữa là lầu chuông với dòng chữ ‘Từ bi hỉ xả’ nổi bật. Tòa chính điện là nơi đặt các pho tượng Phật cổ kính, uy nghiêm đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Ngược dòng lịch sử, Quán Sứ chính là ngôi cổ tự đầu tiên tại Việt Nam mà lá cờ Phật giáo Thế giới được Thượng tọa Tố Liên mang từ Columbus về. Ở bên trong chùa có thờ Lý Quốc Sư, tượng Châu Sương, Quan Bình, Lịch Đại Tổ Sư, tượng Đức Ông…

Không những vậy, phân viện nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt trong ngôi chùa linh thiêng lâu đời này. Nhiều năm qua, ngôi chùa này trở thành địa chỉ nổi tiếng để giải hạn đầu năm. Một lòng hướng Phật, tìm đến với ngôi cổ tự linh thiêng này du khách sẽ thấy tâm thanh tịnh, bình an và tìm được những điều thú vị nhất cho cuộc sống an yên.

Chùa Một Cột

  • Địa chỉ: phố Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, Hà Nội

Nổi danh nhất đất Hà thành có lẽ là chùa Một Cột –  Chùa Diên Hựu. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo có-một-không-hai mà ngôi cổ tự này còn gắn liền với sự hưng thịnh của một triều đại.

Đã từ lâu, ngôi chùa này trở thành danh lam thắng cảnh, biểu tượng của Việt Nam, được cả thế giới biết đến. Mỗi khi nhắc đến ngôi chùa này người ta nghĩ ngay đến kiến trúc độc đáo, giống như một bông sen mọc thẳng giữa hồ nước.

Diện tích không quá lớn được nâng đỡ bởi một thanh gỗ vững chắc cùng những đường nét kiến trúc tuyệt vời gây ấn tượng mạnh cho mọi người. Qua nhiều lần trùng tu, đến hiện nay chùa chỉ đón được một lượng hạn chế khách du lịch khi đến thăm quan để bảo vệ chùa khỏi xuống cấp.

Lối kiến trúc độc đáo đứng giữa ao sen lớn, trông xa như một tòa sen thơm ngát hương hướng về cõi Phật. Trong chùa có tượng Phật Bà Quán Âm ngồi trên bông sen bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Kiến trúc của ngôi chùa này đều mang đậm tính dân tộc sâu sắc, cổ kính.

Khi đến chùa, ngoài việc vãn cảnh không gian xung quanh, thăm lăng Bác hay quần thể gần đó, du khách cũng có thể cầu bình an, sức khỏe và tài lộc. Có lẽ vì thế mà nơi đây trở thành một trong những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội.

Chùa Vạn Niên

  • Địa chỉ: 364 phố Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội

Được xây dựng từ thời Lý, trầm mặc ngay hồ Tây với kiến trúc độc đáo, nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội. Cái tên đã nói lên được nhiều ý nghĩa độc đáo, trải qua hàng nghìn năm tuổi với những thăng trầm của lịch sử đến nay Vạn Niên vẫn giữ được những nét cổ kính, độc đáo mà không nơi đâu có được. Ngôi cổ tự này gắn với biết bao thăng trầm của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.

Nằm trên đường Lạc Long Quân thuộc Tây Hồ, phía sau cổng là không gian cổ kính, trang nghiêm. Hầu hết các gian điện của chùa đều được xây dựng quay về phía Đông, hướng ánh sáng mặt trời mọc. Đặc biệt, kiến trúc của chùa đều được làm bằng gỗ với những chạm khắc hết sức tỉ mỉ, tinh xảo và mang đậm nét văn hóa Phương Đông.

Từ cổng Tam quan, Đại hùng bảo điện, nhà Mẫu thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nhà Tăng đến nhà Phụ đều có nét kiến trúc hết sức ấn tượng.

Cho đến hiện nay, Vạn Niên vẫn giữ được 46 pho tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Tổ cổ với hai quả chuông được đúc từ thời nhà Nguyễn. Ngoài ra còn có 10 đạo sắc phong thần từ thời Lê, Tây Sơn có giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời.

Trong số những công trình kiến trúc đặc sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ, du khách khi đến với Vạn Niên đều ấn tượng với pho tượng Phật Thích Ca nặng 600 cân được tạo tác từ một phiến đá quý.

Với vẻ đẹp thanh tịnh giữa không gian thiên nhiên trong lành, thoáng mát của hồ Tây, chùa Vạn Niên thu hút rất nhiều du khách tới chiêm bái, lễ Phật và tìm hiểu những thăng trầm ngàn năm ở nơi đây. Có cơ hội khi đến với ngôi cổ tự này bạn sẽ được thả mình trong không gian thanh tịnh, không khí yên tĩnh, lắng đọng. Chắc chắn sẽ thấy một Hà Nội hoàn toàn khác.

Với những gợi ý này hy vọng có thể giúp du khách tìm được những ngôi chùa nên đi dịp tết tại Hà Nội. Vùng đất văn vật này nổi tiếng với nhiều kiến trúc tự ngàn xưa, nét văn hóa cổ độc đáo vì thế cũng là nơi quy tụ nhiều ngôi cổ tự với hàng nghìn năm tuổi. Nếu có dịp đi xa hơn về phía ngoại thành, đất Hà Tây xưa du khách còn được khám phá thêm nhiều ngôi cổ tự độc đáo hơn nữa.

Hy vọng, với những gợi ý này có thể giúp bạn tìm được những ngôi cổ tự phù hợp, linh thiêng để cùng hành hương, lễ Phật vào dịp Tết đến Xuân về.

Rate this post

Comments

comments